Nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội Nông dân về thích ứng biến đổi khí hậu

Nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội Nông dân về thích ứng biến đổi khí hậu
Bà Vũ Lê Y Voan, Phó Ban Hợp tác Quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ các thông điệp của chương trình. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN
Bà Vũ Lê Y Voan, Phó Ban Hợp tác Quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ các thông điệp của chương trình. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Bà Vũ Lê Y Voan, Phó trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên quy mô toàn cầu. Đối với những vùng sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc nông dân là đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất. Tuy vậy, qua khảo sát cho thấy mức độ nhận thức, các kịch bản chuẩn bị cho biến đổi khí hậu của nông dân vẫn còn rất hạn chế, thậm chí bàng quan, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, tại lớp tập huấn cán bộ Hội Nông dân được thông tin các nội dung: Biến đổi khí hậu là hiện thực và tác động của nó đến Đồng bằng sông Cửu Long đang gia tăng; chiến lược, chính sách và canh tác nông nghiệp trong điều kiện khủng hoảng về nước và khai thác quá mức tài nguyên đất đai; chiến lược phát triển trong tương lai, tập trung vào lợi thế sẵn có và phát triển theo “chuỗi giá trị” sản phẩm nhằm hướng tới một đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững.

Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân, Giảng viên của chương trình phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN
Tiến sĩ Đặng Kiều Nhân, Giảng viên của chương trình phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Các đại biểu cũng được thông tin, quán triệt các nội dung liên quan đến việc hợp tác giữa các địa phương trong vùng để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và tận dụng lợi thế cạnh tranh từng tiểu vùng; chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan nghiên cứu và địa phương để hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời và đúng đắn; chuyển đổi sinh kế phù hợp với biến đổi khí hậu; chuyển đổi sinh kế bám sát vào đặc điểm tự nhiên của từng vCác chuyên gia chỉ ra rằng: Nếu nước biển dâng 100 cm, tỉnh Hậu Giang sẽ bị ngập 80,62% diện tích;  Kiên Giang bị ngập 76,9% và Cà Mau bị ngập  57,7%. Bên cạnh đó, còn có hệ lụy từ quá trình thâm canh chú trọng vào số lượng khiến ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất, nước… cộng với việc phân vùng canh tác chưa hợp lý khiến hao tổn tài chính, sức lao động mà hiệu quả không cao. Chính vì thế, giải pháp cho nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước những thách thức về biến đổi khí hậu là: Các tiểu vùng, các địa phương cần liên kết để tạo thành chuỗi giá trị khép kín, từ đầu vào đến khâu tiêu thụ, dựa trên lợi thế của từng địa phương. Có như vậy mới tránh "dẫm chân" nhau trong sản phẩm, giảm lãng phí nguồn tài nguyên cũng như tạo được vùng cung ứng quy mô lớn.

Song song đó, cần có tư duy mới về quy hoạch vùng canh tác. Trước đây, phương pháp truyền thống chú trọng trồng lúa, vùng nào nước mặn sẽ được cải tạo thành nước ngọt bằng các biện pháp đắp đê ngăn mặn, khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu, tốn khá nhiều chi phí và công sức. Ngày nay, cần quy hoạch canh tác theo phân vùng sinh thái nông nghiệp. Vùng thượng nguồn với vấn đề sinh kế mùa lũ sẽ được chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo các mô hình như: Lúa – thủy sản; lúa – sen; thủy sản – cá lóc; trồng lục bình… Vùng cửa sông, ven biển thay vì ngăn mặn sẽ được chuyển đổi sản xuất theo hướng coi nước mặn như một nguồn tài nguyên, với các mô hình: Lúa – màu; lúa – tôm, trồng cỏ chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản nước mặn… Vùng bán đảo Cà Mau với lợi thế về rừng ngập mặn sẽ được quy hoạch theo mô hình nông – lâm kết hợp: Tràm – thủy sản, tràm – lúa – thủy sản… thay vì chặt phá rừng để lấy đất trồng lúa, nuôi thủy sản như hiện nay.
 
Ánh Tuyết  

Có thể bạn quan tâm