Những màn pháo hoa rực rỡ cùng những hoạt động đón mừng Năm mới đã diễn ra khắp nơi, đảo Samoa và New Zealand trở thành những vùng đất đầu tiên trên thế giới đón Năm mới 2016.
Samoa đã trở thành nơi đón tia nắng bình minh sớm nhất thế giới sau khi nước này chuyển từ múi giờ phía Tây năm 2011, sau hơn 100 năm nằm ở múi giờ phía Đông. Và cũng chính nhờ sự thay đổi này, người dân đảo Samoa, có hai quần đảo cách nhau khoảng 160km, có thể được đón năm mới hai lần trong năm. Sau khi chào mừng năm mới ở phía Tây, người dân Samoa có thể đi thuyền đến đảo American Samoa để chờ thời khắc giao thừa cuối cùng trong năm. Theo truyền thống, người Samoa đón năm mới bằng những điệu múa cổ truyền, ẩm thực đặc biệt, trao quà cho nhau và bắn pháo hoa.
Tại New Zealand, người dân đã tập trung tại trung tâm thủ đô Auckland để theo dõi màn pháo hoa rực rỡ trên đỉnh tháp Sky Tower. Đồng hồ vừa điểm 0 giờ ngày 1/1/2016, chuông nhà thờ ngân vang 12 tiếng, người dân reo hò và đón mừng năm mới trong không khí đầy âm thanh. Để chào mừng thời khắc thiêng liêng, những người dân đã dùng các loại trống, kèn, còi và bất cứ nhạc cụ nào có thể phát ra âm thanh lớn để tạo nên không khí vui nhộn. Mọi người ôm nhau chúc mừng năm mới khi pháo hoa với đủ màu sắc rực rỡ được bắn lên trời.
Thành phố Sydney của Australia cũng là một trong nơi đón Năm mới sớm với những màn trình diễn pháo hoa luôn được đánh giá đặc biệt nhất thế giới. Người dân đã tập trung đông xung quanh Cầu cảng Sydney và Nhà hát Opera House để chiêm ngưỡng pháo hoa từ trước khi nước này chuyển sang 0h. Bữa tiệc ánh sáng sẽ diễn ra với 100.000 ống bắn pháo hoa khai hỏa. Rất nhiều hiệu ứng và màu sắc cũng xuất hiện cùng sự kiện này, từ hình những con bướm, tới thác nước đa sắc màu, hình con bạch tuộc cùng những đóa hoa lớn sẽ nở bung trên cầu Cảng Sydney. Với mục tiêu tạo ra màn trình diễn pháo hoa lớn chưa từng có kéo dài 12 phút.
Đón Năm mới sau Australia sẽ là khu vực Đông Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ là những quốc gia tiếp theo chào đón năm 2016.
Samoa đã trở thành nơi đón tia nắng bình minh sớm nhất thế giới sau khi nước này chuyển từ múi giờ phía Tây năm 2011, sau hơn 100 năm nằm ở múi giờ phía Đông. Và cũng chính nhờ sự thay đổi này, người dân đảo Samoa, có hai quần đảo cách nhau khoảng 160km, có thể được đón năm mới hai lần trong năm. Sau khi chào mừng năm mới ở phía Tây, người dân Samoa có thể đi thuyền đến đảo American Samoa để chờ thời khắc giao thừa cuối cùng trong năm. Theo truyền thống, người Samoa đón năm mới bằng những điệu múa cổ truyền, ẩm thực đặc biệt, trao quà cho nhau và bắn pháo hoa.
Màn bắn pháo hoa tại Nhà hát Opera House ở Sydney, Australia. Ảnh: AFP
|
Thành phố Sydney của Australia cũng là một trong nơi đón Năm mới sớm với những màn trình diễn pháo hoa luôn được đánh giá đặc biệt nhất thế giới. Người dân đã tập trung đông xung quanh Cầu cảng Sydney và Nhà hát Opera House để chiêm ngưỡng pháo hoa từ trước khi nước này chuyển sang 0h. Bữa tiệc ánh sáng sẽ diễn ra với 100.000 ống bắn pháo hoa khai hỏa. Rất nhiều hiệu ứng và màu sắc cũng xuất hiện cùng sự kiện này, từ hình những con bướm, tới thác nước đa sắc màu, hình con bạch tuộc cùng những đóa hoa lớn sẽ nở bung trên cầu Cảng Sydney. Với mục tiêu tạo ra màn trình diễn pháo hoa lớn chưa từng có kéo dài 12 phút.
Đón Năm mới sau Australia sẽ là khu vực Đông Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ là những quốc gia tiếp theo chào đón năm 2016.