Chỉ với viên phấn màu và chiếc bảng đen đơn giản, thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh (sinh năm 1983), hiện đang giảng dạy tại Trường Hermann Gmeiner (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) đã biến những vật dụng phục vụ giảng dạy trở thành những tranh vẽ đầy sống động khiến nhiều người và cộng đồng mạng phải thán phục, xuýt xoa.
Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.
Ngày 23/3, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo khoa học Trại hè Hùng Vương dành cho các Trường Trung học phổ thông Chuyên khu vực trung du và miền núi phía Bắc, lần thứ XVIII.
Sống và gắn bó phần lớn cuộc đời với sự nghiệp “trồng người” cao cả, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ giúp học trò tìm kiếm tri thức, ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) có những người thầy đang từng ngày lặng lẽ thắp lên hy vọng cho những gia cảnh nghèo qua công tác thiện nguyện.
Thầy giáo Bành Hữu Tình (sinh năm 1983), giáo viên Trường Tiểu học Suối Cát (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là giáo viên duy nhất của Khánh Hòa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023”.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ, hai cha con thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Ý Mỹ đã tình nguyện bám trường để "gieo chữ" cho học trò nghèo người Cor thôn Nước Nia (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc vận động các em đến trường, thầy cô giáo ở huyện Kon Plông (Kon Tum) đã duy trì bữa ăn bán trú nhằm huy động học sinh đến lớp. Đây là cách làm hiệu quả, thiết thực của nhằm khích lệ tinh thần học tập, nâng bước các em đến trường.
Là giáo viên, Bí thư Đoàn trường, Tổng Phụ trách Đội, thầy Nguyễn Chí Đại (sinh năm 1991, Trường Trung học Cơ sở Vĩnh Phong 2, huyện Vĩnh Thuận) luôn tích cực triển khai các phong trào của Đoàn, Đội, hoàn thành tốt công tác chuyên môn và được đồng nghiệp, học sinh yêu mến. Bên cạnh đó, bản thân thầy luôn quan tâm học hỏi, thực hiện tốt việc đẩy mạnh phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Tận tâm trong giảng dạy, gần gũi, hòa đồng trong cuộc sống thường ngày, thầy Nguyễn Viết Lân (sinh năm 1987), giáo viên tin học của Trường Trung học Phổ thông (THPT) Krông Bông, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) luôn được đồng nghiệp và học sinh quý mến.
Những trái ngọt đầu tiên từ mô hình trồng dưa lưới giống Nhật theo công nghệ cao của vợ chồng thầy giáo Nguyễn Đông Thái (42 tuổi), ngụ ấp Bình Phong, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho thấy, khi có sự đam mê, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm dù ở lĩnh vực gì, con đường dẫn tới thành công không quá xa.
Không quản ngại khó khăn, vất vả, suốt 13 mùa hè liền, thầy Nguyễn Viết Tước (46 tuổi, giáo viên dạy thể dục, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Hải Vĩnh, thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức hàng chục lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh vùng trũng của huyện.
Ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nơi rộn ràng nhất là các trường học bởi lúc nào cũng có tiếng trẻ nô đùa, thầy giảng, trò đọc theo, rồi cả tiếng cười trẻ thơ giòn tan trong nắng trời gió biển. Với những người thầy nơi đây, Trường Sa trở thành quê hương, trường, lớp là nhà và học trò là con.
Tối 17/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020, tuyên dương các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Cứ vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, tại bản Lách, xã vùng biên giới Mường Chanh, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có một lớp học đặc biệt luôn được duy trì đều đặn. Ở lớp học đó, giáo viên là những thầy giáo mang "quân hàm xanh" của Đồn Biên phòng Quang Chiểu còn học sinh đa số là những phụ nữ dân tộc thiểu số Khơ Mú có độ tuổi từ 20 đến 40.
Chỉ bằng viên phấn nhỏ, trên nền bảng đen, qua bàn tay khéo léo của mình, thầy giáo Lê Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn Mỹ thuật, Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Thống Nhất, thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, chân thực khiến học sinh thích thú, thán phục. Sự sáng tạo trong cách dạy của thầy Hùng đã truyền đến các em học sinh nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, tránh xa những thói hư, tật xấu trong xã hội hiện đại.
Trong ngôi nhà sàn được bài trí theo đúng phong tục của người Thái với hàng trăm cuốn sách, tư liệu bằng chữ Thái cổ, thầy giáo, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh - Nghệ nhân loại hình tiếng nói, chữ viết tỉnh Thanh Hóa kể về cái duyên đến với chữ Thái và chia sẻ những trăn trở của ông trong quá trình gìn giữ và trao truyền "hồn cốt" của dân tộc Thái.
Với trẻ em ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để đến lớp học, nhiều em phải đi bộ qua những con dốc, bờ suối hiểm trở trong mùa Đông giá rét. Vì nhà xa, các em phải mang cơm đến trường để ăn, có em phải ở lại trường trong vòng tay yêu thương của thầy, cô giáo và bạn bè.
Là một giáo viên về hưu, thầy giáo Nguyễn Ngọc Sanh đã tận dụng mảnh đất sau vườn để xây dựng một cơ sở nuôi trồng nấm linh chi chất lượng cao với mô hình khép kín, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tối 12/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô 2016", tuyên dương các giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo trên toàn quốc.
Sinh năm 1985, sau ba năm xuống “núi” theo học ngành Mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, chàng trai người Mông Cứ A Giàng quyết định trở về quê làm việc tại Trường Mầm non Lao Chải thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).