Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng

Với lòng yêu nghề, mến trẻ, hai cha con thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Ý Mỹ đã tình nguyện bám trường để "gieo chữ" cho học trò nghèo người Cor thôn Nước Nia (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi).

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng ảnh 1Đường đến điểm trường của học sinh thôn Nước Nia. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Điểm trường lẻ thôn Nước Nia (thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi, huyện Trà Bồng) cách điểm trường chính khoảng 55 km. Đây là nơi hai cha con thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Ý Mỹ đang giảng dạy. Đường đến thôn Nước Nia có khoảng 10 km là đường rừng; nhiều đoạn dốc núi cheo leo, ngoằn ngoèo, luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ. Điểm trường này chỉ có 2 phòng học với 30 học sinh học ghép từ lớp 1 đến lớp 4. Ở đây, 100% học sinh đều là người đồng bào dân tộc Cor. Đa số các em đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng vẫn vượt khó đến trường, có ý thức học tập, rèn luyện.

Gần 30 năm công tác nơi vùng cao, thầy Nguyễn Thanh Tuấn (sinh năm 1975) đã thấu hiểu những khó khăn, vất vả của học sinh nơi đây. Từ sự yêu thương và trách nhiệm với nghề, thầy không ngại khó khăn, tình nguyện giúp các em tìm đến với con chữ. Nhớ lại khoảnh khắc những ngày đầu đặt chân đến vùng núi này, thầy Tuấn không thể quên cảnh con đường đất dốc ngược, trơn trượt và muốn đi qua giáo viên phải bám cây hai bên đường bước từng bước.

“Cách đây 27 năm về trước, tôi được ngành Giáo dục phân công đến xã Trà Tân, huyện Trà Bồng công tác. Đến năm 2010, tôi được luân chuyển công tác đến xã Trà Bùi và phụ trách giảng dạy tại điểm trường thôn Quế; sau đó là thôn Nước Nia. Ngày đó, đường đến các thôn này đều là đường đất, mùa mưa núi lở phải đi bộ. Ở đây, trường lớp chẳng có gì ngoài căn phòng cấp 4 cũ kỹ, tạm bợ, không sân trường, nhà vệ sinh”, thầy Tuấn kể lại.

Trông những năm tháng đó, kỷ niệm đáng nhớ nhất của thầy là những lần cùng đồng nghiệp lặn lội đến từng nhà để vận động học sinh ra lớp, chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân. Thầy Tuấn cho biết, học sinh ở đây rất nhút nhát. Do đó, thầy cô phải nhỏ nhẹ, hướng dẫn các em từ cách cầm bút đến cách viết, cách đọc.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng ảnh 2Thầy Nguyễn Thanh Tuấn chỉ dạy cho học sinh. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Do học sinh ít nên phải dạy lớp ghép 1,2 và 3,4. Điều này khiến giáo viên phải cố gắng nhiều hơn để các em nắm được kiến thức. “Một cái bảng phải chia làm đôi, bên này lớp 3 dạy Toán thì lớp 4 dạy Tiếng Việt. Sau khi giao bài cho lớp 3 làm, tôi mới có thời gian giảng bài cho lớp 4. Dạy như vậy chắc chắn không thể đạt hiệu quả cao như dạy lớp đơn. Tuy nhiên vì điều kiện điểm trường lẻ xa xôi lại ít học sinh nên phải cố gắng và dành nhiều thời gian cho các cháu hơn”, thầy Tuấn tâm sự.

Hiện nay, lớp thầy dạy có một học sinh là trẻ khiếm thính. Để dạy học cho em, thầy Tuấn phải tự học, làm quen với cách dùng tay, khẩu hình miệng. “Để học sinh khiếm thính hòa nhập được với các bạn trong lớp đã khó, việc dạy chữ cho em lại càng khó hơn. Tất cả đều phải bằng hành động. Trong khi đó, lớp có rất nhiều học sinh. Vì vậy, vào thời gian giải lao, tôi cầm tay hướng dẫn em cách viết chữ, tô màu. Hơn nữa, nhà của học sinh này cách điểm trường rất xa. Do đó, hàng ngày tôi đón, đưa em. Những hôm tôi không đưa đón được, phụ huynh phải cõng em đi bộ hơn 2 giờ mới tới trường”, thầy Tuấn cho hay.

Chị Hồ Thị Phượng (mẹ của học sinh khiếm thính ở thôn Nước Nia, xã Trà Bùi) cho biết, trẻ bị khiếm thính là con thứ 4 trong gia đình. Cháu không được may mắn như anh chị và các bạn vì bị câm điếc bẩm sinh. Tuy nhiên, may mắn là cháu được thầy Tuấn nhận dạy dỗ, chỉ bảo. Từ ngày được đi học, cháy đã biết viết, vẽ và cúi đầu chào ba mẹ. Gia đình gửi lời cám ơn thầy Tuấn.

* Truyền ngọn lửa yêu nghề

Ngọn lửa yêu nghề từ người cha đã truyền sang đứa con gái. Cô giáo Nguyễn Thị Ý Mỹ (sinh năm 1996) sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện theo cha lên vùng cao dạy học. Những ngày đầu, cô Mỹ luôn có cha bên cạnh hỗ trợ, truyền kinh nghiệm để việc giảng dạy được tốt hơn.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng ảnh 3Cô giáo Nguyễn Thị Ý Mỹ giảng dạy lớp ghép 1-2. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Học sinh vùng cao, nhất là học sinh lớp 1 và 2, việc tiếp cận kiến thức theo Chương trình giáo dục phổ thông mới còn khá bỡ ngỡ. Cô giáo Mỹ phải nỗ lực nhiều, học thêm ngôn ngữ địa phương và tự tìm tòi cách dạy để giúp các em dễ dàng tiếp cận kiến thức. Cô giáo cho biết, từ nhỏ cô đã được nghe ba kể về những khó khăn của việc dạy học ở miền núi cũng như sự thiệt thòi, thiếu thốn của trẻ em nơi đây. Tuy nhiên, những ngày đầu mới đến đây cô vẫn rất bỡ ngỡ vì thực tế khác rất nhiều.

“Những ngày mới lên đây cái khó nhất với tôi là thích nghi nếp sống văn hóa của người bản địa. Do đó, mỗi ngày sau khi hoàn thành việc dạy học, tôi lại theo ba đến từng nhà dân để hiểu hơn về cuộc sống, sinh hoạt của bà con. Càng đi, thấy được cái khó, cái nghèo của đồng bào mình, tôi càng muốn ở lại để dạy chữ cho các em với mong muốn góp phần chắp cánh ước mơ, tương lai cho trẻ em vùng cao".

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng ảnh 4Cô giáo Nguyễn Thị Ý Mỹ cầm tay nắn từng nét chữ cho học sinh. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Địa hình miền núi hiểm trở, nhất là mùa mưa thường xảy ra sạt lở núi. Do đó, hai cha con thầy Tuấn phải ở lại trường cả tháng. Nhiều vất vả khi cắm bản vùng cao nhưng niềm vui của người giáo viên là kết quả học tập của các em.

Thấy các em tiến bộ từng ngày là món quà và động lực để hai cha con tiếp tục sự nghiệp trồng người. “Mùa nắng, hai ba con mỗi tuần về một lần, nhưng mùa mưa đường sạt lở không qua được thì phải ở lại. Cứ bà con ăn rau gì, mình ăn rau ấy. Nghĩ như vậy để thêm gắn bó với nơi này, để quên đi vất vả”, thầy Tuấn cho biết.

Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi Võ Thị Thu Hà cho biết, Trường có 3 điểm trường lẻ; trong đó, điểm gần nhất cách điểm chính 7 km, còn 2 điểm Nước Nia và thôn Quế cách điểm chính hơn 50 nm. Đặc biệt, đường đến 2 điểm trường này rất khó khăn nên việc bám lớp, bám trường của các giáo viên chủ yếu là sự tự giác và lòng yêu nghề, yêu trẻ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cha và con thầy giáo cùng hành trình "gieo chữ" nơi vùng cao Trà Bồng ảnh 5Thầy Nguyễn Thanh Tuấn và con gái Nguyễn Thị Ý Mỹ cùng giảng dạy, kèm cặp học sinh. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

“Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tinh thần xung phong bám trường của hai cha con thầy Tuấn. Đặc biệt là cô Mỹ là một giáo viên trẻ, hợp đồng, nhưng đã không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, thầm lặng để cùng cha lên núi gieo con chữ cho các học trò nghèo vùng cao. Sự nỗ lực vượt khó của hai cha con thầy Tuấn đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ đó, tỷ lệ lên lớp các cấp năm sau cao hơn năm học trước; duy trì tốt sĩ số học sinh”, cô Hà cho hay.

Đinh Hương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Sáng 21/4, đại diện lãnh đạo UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể hai em học sinh mất tích khi tắm tại sông Dinh.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 21/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C. Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Ngày 20/4, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình, thân nhân của hai cháu bé bị tử vong do đuối nước khi không may bị rơi xuống hố nước cạnh nhà riêng đang xây dựng tại thôn Hỏm Trên, xã Nậm Chày. Vụ việc xảy ra vào chiều 19/4, khiến người dân địa phương bàng hoàng và đau xót.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Ngày 20/4, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ. Đây là những cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Ngày 20/4, cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Đoàn tàu đặc biệt chở đội hình Nghi lễ Quân đội tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu đặc biệt chở đội hình Nghi lễ Quân đội tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Rạng sáng 20/4, hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh

Ngày 20/4, theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh vừa triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh do đối tượng Nguyễn Bá Khánh (sinh năm 1989 ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa) cầm đầu, bắt giữ 7 đối tượng.

Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan du lịch

Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan du lịch

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong 2 ngày 19 và 20/4, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình phát động “Ngày thứ Bảy tình nguyện” và “Ngày Chủ nhật xanh” chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan phát triển du lịch, thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên.

Vẹn nguyên ký ức Ngày Giải phóng miền Nam

Vẹn nguyên ký ức Ngày Giải phóng miền Nam

Cứ mỗi tháng 4, những cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa lại bồi hồi xúc động tưởng nhớ về một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam. 50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 vẫn nguyên vẹn, luôn thổn thức, vang vọng trong tâm trí những người lính năm xưa.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Các khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt

Thông tin về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, chiều tối 19/4, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết: Trong dịp nghỉ lễ trên, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.

Bắt giữ các đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và xuất, nhập cảnh trái phép

Bắt giữ các đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và xuất, nhập cảnh trái phép

Đồn Biên phòng Si Pha Phìn phối hợp với các phòng chức năng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phát hiện, bắt giữ 5 đối tượng có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định; bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, tang vật thu 15gram thuốc phiện.

Lãnh đạo tỉnh Điện Biên trao quà cho các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Điện Biên gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức gặp mặt 260 cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vùng cao Lục khu huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, không có sông, suối, lại khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN phát

Cao Bằng khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn

Thời tiết khô hạn kéo dài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khiến cho tiến độ sản xuất vụ xuân của nông dân gặp nhiều khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo nhân dân khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với thời tiết.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh: Đắk Lắk và Phú Yên thành lập Tổ phối hợp liên tỉnh

Ngày 18/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An chủ trì hội nghị.