Kađấu là điệu múa dân gian thường được phụ nữ người Cor thể hiện trong các lễ hội truyền thống, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cộng đồng.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ, hai cha con thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Ý Mỹ đã tình nguyện bám trường để "gieo chữ" cho học trò nghèo người Cor thôn Nước Nia (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngày 5/7/2019, tại Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Đấu chiêng đôi và Dân ca dân vũ của đồng bào Cor", nhằm mang đến cho công chúng cơ hội được khám phá, trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào người Cor đến từ thôn Bắc, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy dân số không đông, địa bàn cư trú không rộng nhưng đồng bào Cor vẫn còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người, nhất là lễ hội dân gian, trong đó lễ cưới hội tụ nhiều thuần phong mỹ tục, nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.
Những năm qua, Ngày hội Văn hóa - Thể thao được tổ chức thường niên tại huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã trở thành một cái "Tết" đặc biệt của đồng bào Cor nơi đây.
Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ lâu đời. Đây là một nghi lễ truyền thống nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Nghi lễ này còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh hạnh phúc.
Sau hơn 1 năm được sử dụng điện lưới quốc gia, đời sống của hơn 50 hộ người Cor tại thôn Trung, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều khởi sắc.
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng.
Với đồng bào dân tộc Cor ở Trà My (Quảng Nam), cưới xin là việc quan trọng của gia đình, họ hàng nhưng cũng là ngày vui chung của cộng đồng làng. Lễ đạp nhà là một nét đẹp độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Cor nơi đây.
Cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, Làng Gấm với những nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ của người Co… sẽ đủ gợi nhớ cho những ai dù chỉ một lần đến.
Người Cor là cư dân sinh sống lâu đời trên những triền núi thấp và thung lũng nhỏ thuộc hai huyện Trà Bồng và Trà Thủy (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam). Đồng bào Cor hiện còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tín ngưỡng dân gian… nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.