Thôn Trung còn được gọi là “xóm đèn dầu” vì nhiều năm trước, người dân nơi đây chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Nghịch lý ở chỗ, thôn chỉ cách thị trấn Trà Xuân chừng hơn 2 km, giáp Tỉnh lộ 622B và nằm ngay dưới công trình điện cao thế liên huyện Trà Bồng - Tây Trà. Chị Hồ Thị Siêng, ở tổ 4, thôn Trung cho biết: Trước đây, nhìn xóm trên, xóm dưới có điện mà mình ở giữa lại không có, chị buồn lắm. Tối đến, chị phải đi bộ xuống quán mua dầu về thắp đèn cho con học bài; lúc không có dầu phải cho con ngồi học tạm bên bếp lửa. Mỗi khi đi rẫy, vợ chồng chị đều phải tranh thủ về sớm thắp đèn vì sợ rắn rết vào nhà.
Từ cuối năm 2016 đến nay, có điện về, thôn Trung thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ. Các hộ mua sắm ti vi, tủ lạnh và các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất. Chúng tôi đến nhà ông Lê Minh Nguyên đúng lúc cả gia đình đang ăn bữa cơm tối dưới dánh đèn điện, tiếng cười nói rôm rả. Xong bữa cơm tối, cả nhà ông Nguyên cùng nhau xem chương trình thời sự trên ti vi, nắm bắt thông tin. Ông Nguyên phấn khởi cho biết: Ngày trước muốn có điện người dân phải mua dây dẫn, mua tua bin nước để khi suối sâu, khơi dòng chảy sẽ đặt xuống đó lấy điện. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời vào mùa mưa, còn vào mùa khô suối trơ đáy, người dân đành quay lại thắp đèn dầu. Giờ đây có điện lưới quốc gia, mọi người trong thôn đều rất phấn khởi vì hơn 40 chục năm nay rồi mới có điện.
Gia đình chị Hồ Thị Hiền là một trong những hộ thuộc diện khá giả của thôn. Chị Hiền chia sẻ, trước đây gia đình chị vất vả lắm, có lúa rẫy hay sắn, ngô là phải cõng trên lưng đi bộ mấy cây số xuống dưới thị trấn để xay. Bây giờ có điện về, gia đình chị đầu tư máy xay xát phục vụ người dân trong thôn. Tận dụng bã sắn, bã gạo còn sót lại, gia đình chị nuôi thêm lợn, gà, kinh tế được cải thiện đáng kể.
Ông Đinh Long Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Sơn khẳng định từ khi có điện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Cor ở địa phương đã thay đổi rõ rệt. Các thông tin thời sự, những mô hình hay, cách sản xuất nông nghiệp hiệu quả đều được người dân cập nhật hằng ngày để áp dụng vào sản xuất.
Người dân xem ti vi để theo dõi thời sự, nâng cao dân trí. Ảnh: Phước Ngọc – TTXVN |
Từ cuối năm 2016 đến nay, có điện về, thôn Trung thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ. Các hộ mua sắm ti vi, tủ lạnh và các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất. Chúng tôi đến nhà ông Lê Minh Nguyên đúng lúc cả gia đình đang ăn bữa cơm tối dưới dánh đèn điện, tiếng cười nói rôm rả. Xong bữa cơm tối, cả nhà ông Nguyên cùng nhau xem chương trình thời sự trên ti vi, nắm bắt thông tin. Ông Nguyên phấn khởi cho biết: Ngày trước muốn có điện người dân phải mua dây dẫn, mua tua bin nước để khi suối sâu, khơi dòng chảy sẽ đặt xuống đó lấy điện. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời vào mùa mưa, còn vào mùa khô suối trơ đáy, người dân đành quay lại thắp đèn dầu. Giờ đây có điện lưới quốc gia, mọi người trong thôn đều rất phấn khởi vì hơn 40 chục năm nay rồi mới có điện.
Người dân sắm máy xay xát làm sinh kế thoát nghèo. Ảnh: Phước Ngọc -TTXVN |
Gia đình chị Hồ Thị Hiền là một trong những hộ thuộc diện khá giả của thôn. Chị Hiền chia sẻ, trước đây gia đình chị vất vả lắm, có lúa rẫy hay sắn, ngô là phải cõng trên lưng đi bộ mấy cây số xuống dưới thị trấn để xay. Bây giờ có điện về, gia đình chị đầu tư máy xay xát phục vụ người dân trong thôn. Tận dụng bã sắn, bã gạo còn sót lại, gia đình chị nuôi thêm lợn, gà, kinh tế được cải thiện đáng kể.
Ông Đinh Long Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Sơn khẳng định từ khi có điện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Cor ở địa phương đã thay đổi rõ rệt. Các thông tin thời sự, những mô hình hay, cách sản xuất nông nghiệp hiệu quả đều được người dân cập nhật hằng ngày để áp dụng vào sản xuất.
Vĩnh Trọng