Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố, mặc dù hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm đang được kiểm soát tốt, chưa xảy ra trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, điều này cũng khiến một số địa phương có biểu hiện chủ quan, lơ là trong tổ chức kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Mặt khác, một bộ phận người dân vẫn còn tập quán, thói quen sử dụng gia cầm sống nên tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, báo cáo của Chi cục Thú y cho thấy, tính đến ngày 17/1/2017 trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại 103 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép tại 14 quận huyện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và UBND quận, huyện tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm đã thực hiện trong thời gian qua, nhất là không để tái diễn và phát sinh mới các điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn thành phố.
Riêng đối với các quận, huyện còn tồn tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép, UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các quận, huyện cần bố trí lực lượng chốt chặn thường xuyên tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép; khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm không để tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.
Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và Campuchia, Chi cục Thú y thành phố cũng đã chỉ đạo các trạm thú y tăng cường phối hợp với các đoàn liên ngành kiểm tra giám sát hơn các cửa ngõ đi vào thành phố để xử lý các nguồn gia cầm vào thành phố không rõ nguồn gốc. Đồng thời, tăng tần suất lấy mẫu đối với nguồn gia cầm đưa vào giết mổ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc lấy mẫu kiểm tra để phát hiện sự tồn tại của vi rút cúm gia cầm sẽ được Chi cục Thú y thành phố tăng cường thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh gia cầm sống cũng như các cơ sở giết mổ trên địa bàn. Đáng chú ý, trong thời gian này, cơ quan thú y thành phố cũng triển khai việc lấy mẫu giám sát vi rút cúm gia cầm tại các điểm vui chơi giải trí, để nâng cao ý thức cảnh giác và phòng ngừa vi rút có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 20/2, cả nước có 4 ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Đáng chú ý, ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu làm 2.785 con gà bị ốm và 400 con gà chết có thể khiến dịch này lây lan, bùng phát ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường tiêu thụ gia cầm lớn của khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này./.
Trong khi đó, báo cáo của Chi cục Thú y cho thấy, tính đến ngày 17/1/2017 trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại 103 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép tại 14 quận huyện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và UBND quận, huyện tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm đã thực hiện trong thời gian qua, nhất là không để tái diễn và phát sinh mới các điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn thành phố.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm tại châu Âu, Trung Quốc, Campuchia và một số nước trong khu vực, chiều ngày 20/2/2017, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Họp Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 có nguy cơ xâm nhập và lây lan vào Việt Nam với sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PAO và US – CDC. Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN |
Riêng đối với các quận, huyện còn tồn tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép, UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các quận, huyện cần bố trí lực lượng chốt chặn thường xuyên tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép; khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm không để tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.
Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và Campuchia, Chi cục Thú y thành phố cũng đã chỉ đạo các trạm thú y tăng cường phối hợp với các đoàn liên ngành kiểm tra giám sát hơn các cửa ngõ đi vào thành phố để xử lý các nguồn gia cầm vào thành phố không rõ nguồn gốc. Đồng thời, tăng tần suất lấy mẫu đối với nguồn gia cầm đưa vào giết mổ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc lấy mẫu kiểm tra để phát hiện sự tồn tại của vi rút cúm gia cầm sẽ được Chi cục Thú y thành phố tăng cường thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh gia cầm sống cũng như các cơ sở giết mổ trên địa bàn. Đáng chú ý, trong thời gian này, cơ quan thú y thành phố cũng triển khai việc lấy mẫu giám sát vi rút cúm gia cầm tại các điểm vui chơi giải trí, để nâng cao ý thức cảnh giác và phòng ngừa vi rút có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 20/2, cả nước có 4 ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Đáng chú ý, ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu làm 2.785 con gà bị ốm và 400 con gà chết có thể khiến dịch này lây lan, bùng phát ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường tiêu thụ gia cầm lớn của khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN