Nhiều địa phương trên cả nước đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch gia cầm cũng như các loại dịch bệnh khác trên động vật lây lan diện rộng.
Ngày 6/4, Bộ Y tế thông tin thông tin về trường hợp mắc cúm A(H9) tại Tiền Giang. Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Chuyên gia y tế khuyến cáo: Người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cần nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh thường quy khi tiếp xúc gần với gia cầm, khi đến khu vực nguy cơ cao như chợ hoặc khu vực bán gia cầm, động vật sống.
Thông tin tại Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024 do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 27/3, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, những năm qua, bệnh cúm gia cầm và bệnh dại thường xuyên xảy ra ở nước ta, trong đó bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất.
Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ đầu mối Điều lệ y tế quốc tế (IHR) Campuchia, từ ngày 23/11/2023 đến nay, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Kampot. Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, Campuchia đã ghi nhận 6 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam, ngành thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập trung tăng cường kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật; tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có trên 7,616 triệu con gia cầm; trong đó, đàn vịt gần 3 triệu con, còn lại đàn gà trên 4 triệu con; hiện tiêm phòng trên địa bàn tỉnh đạt trên 95%, còn lại chưa tới tuổi tiêm phòng. Hiện nay tình hình thời tiết nắng nóng vào ban ngày, lạnh về đêm (mức nhiệt chênh lệch ngày và đêm quá lớn) nên sức đề kháng gia cầm giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Campuchia mới đây thông báo ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có một trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. Theo Bộ Y tế, nước ta vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay đang ở giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.
Trước dự báo nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm có khả năng lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng, nhất là trong dịp cuối năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống, nhằm hạn chế thấp nhất virus cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Chiều 28/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10, Cục Y tế dự phòng ghi nhận bệnh nhi nữ 5 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A(H5). Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Trước diễn biến phức tạp khi hàng loạt loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật đang lây lan nhanh ở nhiều địa phương, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai các phương án chủ động ứng phó.
Sáng 1/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa hoàn tất giám sát việc tiêu hủy 1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum. Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh kể từ đầu năm 2021 đến nay.
Trước việc cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, với tính chất phức tạp của loại cúm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo ngành thú y triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh. Tất cả những đàn vật nuôi bị nhiễm cúm này sẽ bị tiêu hủy toàn bộ và xử lý an toàn sinh học khắt khe.
Ngày 15/9, đại diện Văn phòng UBND huyện Vĩnh Linh cho biết, UBND huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã công bố dịch bệnh cúm gia cầm H5N6 tại xã Vĩnh Lâm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trước nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh chủ động phát hiện sớm và sẵn sàng ứng phó, ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu virus cúm A/H5N1 và các chủng virus cúm nguy hiểm xâm nhập, phát sinh trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngày 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 10/2, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.
Trước tình hình Trung Quốc vừa công bố bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Hồ Nam, ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, đây là bệnh trên gia cầm rất nguy hiểm. Bởi, tổng đàn gia cầm của Việt Nam và Trung Quốc rất lớn. Bên cạnh đó, Hồ Nam cũng là địa phương rất gần với Việt Nam nên có khả năng lây lan dịch bệnh nếu không ngăn chặn tốt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng vi rút A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm. Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).
Ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đang tăng cường vận động nông hộ tiêm phòng cúm gia cầm. Ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu 80% tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh được tiêm phòng.
Liên quan đến ổ dịch cúm gia cầm vừa xuất hiện tại tỉnh Phú Yên, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ Thú y, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đây là ổ dịch có chủng vi rút động lực cao A/H5N6, giống như chủng vi rút A/H5N1. Chủng vi rút này đã phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014, hiện thỉnh thoảng vẫn xuất hiện tại một số ổ dịch nhỏ lẻ và đều được xử lý triệt để.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên cho biết, trên địa bàn thôn Đông Bình, xã Hòa An, huyện Phú Hòa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6. Đây là loại cúm độc lực mạnh và có khả năng lây bệnh sang người.
Trước tình trạng dịch cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Krông Bông và có nguy cơ lan rộng sang các địa phương khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với địa phương tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn không để lây lan, bùng phát dịch bệnh.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị tổng kết Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018 và thống nhất kế hoạch giai đoạn 2019 - 2025. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 16/10, tại Hà Nội.
Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị.
Vừa qua, tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tổ chức hội nghị “Phối hợp triển khai công tác phòng, chống vi rút cúm gia cầm, cúm A/H7N9 và sơ kết quý I/2017 về giao thương hàng hóa nông sản Hà Nội với các tỉnh, thành phố". Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu và đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục chăn nuôi, Cục thú y, các phòng chuyên môn, các nhà quản lý, nhà khoa học...