Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Chủ tịch và không quá 20 thành viên; sử dụng bộ máy giúp việc chung với Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; bảo đảm không tăng biên chế, bộ máy.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao.
Trong 10 năm qua, dựa trên các nghiên cứu điều tra toàn quốc lần 1 năm 2007, lần 2 năm 2017 và các nghiên cứu phụ trợ, bệnh lao ở Việt Nam đã giảm được 31%, trung bình 3,8%/năm. Những năm gần đây, tốc độ giảm nhanh hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Các kỹ thuật công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, bao gồm kỹ thuật phát hiện vi khuẩn lao bằng máy GeneXpert, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật nuôi cấy nhanh, thuốc mới Bedaquline, Delamanid, Rifampentine…
Nhờ đó, hàng năm cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tỷ lệ phát hiện đạt 81% số mắc mới hàng năm, con số này trên toàn cầu là 61%.
Tỷ lệ khỏi bệnh đã đạt trên 92% cho người mới mắc lần đầu, 75% cho người mắc lao đa kháng thuốc nói chung và 80% cho người mắc lao đa kháng thuốc đơn thần với phác đồ ngắn hạn, trong khi con số này trung bình toàn cầu là 52%. Ngay cả với lao siêu kháng thuốc đã có phác đồ có thuốc mới và dần bao phủ mở rộng trên phạm vi toàn quốc để khống chế tỷ lệ lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao bởi có những chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước. Việt Nam có đầy đủ các chính sách như hỗ trợ 70% lương cho cán bộ trực tiếp khám chữa lao, có những ưu tiên tiếp cận và chi trả khám chữa lao cho người có thẻ bảo hiểm y tế; hướng dẫn kỹ thuật với phác đồ chuẩn được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc từ tiêu chuẩn chẩn đoán, các kỹ thuật xét nghiệm, phác đồ điều trị lao thường, lao đa kháng, tiền siêu kháng, siêu kháng và lao tiềm ẩn đều được cấp thuốc miễn phí từ Trung ương đến xã, phường, thôn, bản...
Trong 10 năm qua, dựa trên các nghiên cứu điều tra toàn quốc lần 1 năm 2007, lần 2 năm 2017 và các nghiên cứu phụ trợ, bệnh lao ở Việt Nam đã giảm được 31%, trung bình 3,8%/năm. Những năm gần đây, tốc độ giảm nhanh hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Các kỹ thuật công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, bao gồm kỹ thuật phát hiện vi khuẩn lao bằng máy GeneXpert, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật nuôi cấy nhanh, thuốc mới Bedaquline, Delamanid, Rifampentine…
Nhờ đó, hàng năm cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tỷ lệ phát hiện đạt 81% số mắc mới hàng năm, con số này trên toàn cầu là 61%.
Tỷ lệ khỏi bệnh đã đạt trên 92% cho người mới mắc lần đầu, 75% cho người mắc lao đa kháng thuốc nói chung và 80% cho người mắc lao đa kháng thuốc đơn thần với phác đồ ngắn hạn, trong khi con số này trung bình toàn cầu là 52%. Ngay cả với lao siêu kháng thuốc đã có phác đồ có thuốc mới và dần bao phủ mở rộng trên phạm vi toàn quốc để khống chế tỷ lệ lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao bởi có những chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước. Việt Nam có đầy đủ các chính sách như hỗ trợ 70% lương cho cán bộ trực tiếp khám chữa lao, có những ưu tiên tiếp cận và chi trả khám chữa lao cho người có thẻ bảo hiểm y tế; hướng dẫn kỹ thuật với phác đồ chuẩn được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc từ tiêu chuẩn chẩn đoán, các kỹ thuật xét nghiệm, phác đồ điều trị lao thường, lao đa kháng, tiền siêu kháng, siêu kháng và lao tiềm ẩn đều được cấp thuốc miễn phí từ Trung ương đến xã, phường, thôn, bản...
PV