Phiên họp có sự tham gia của đại diện bảy nước thành viên: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines và một khách mời đến từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - bà Tamara Yankovich, chuyên gia về an toàn bức xạ thuộc Bộ phận đánh giá và quản lý phát thải phóng xạ ra môi trường, Phòng An toàn bức xạ, Vận chuyển và Chất thải hạt nhân.
Đại diện của các nước đã thống nhất chính thức thành lập Mạng lưới NCATĐHN với bảy thành viên gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Myanmar và Philippines, đồng thời đề nghị các nước khác như Brunei, Campuchia, Indonesia cùng tham gia Mạng lưới NCATĐHN.
Mục tiêu của Mạng lưới là tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai, tăng cường phát triển nguồn nhân lực và hợp tác khu vực trong lĩnh vực an toàn điện hạt nhân nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược của khu vực về quản lý sự cố, phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA. Các nước thành viên cũng xác định mục tiêu cụ thể của Mạng lưới NCATĐHN gồm:
- Tạo cơ sở trao đổi thông tin trong khu vực về các nghiên cứu an toàn điện hạt nhân, nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và các cơ sở dữ liệu giữa các nước thành viên;
- Hỗ trợ các yêu cầu và khắc phục những hạn chế của mỗi nước thành viên trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu;
- Tăng cường năng lực triển khai các hoạt động nghiên cứu của các nước thành viên nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định tại mỗi nước;
- Tăng cường hợp tác quốc tế giữa cộng đồng các nước ASEAN và IAEA cũng như các tổ chức quốc tế khác.
Trong thời điểm hiện tại, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Mạng lưới NCATĐHN sẽ tập trung vào một số nội dung như:
- Phân tích các sự cố trong cơ sở thiết kế;
- Phân tích sự cố nghiêm trọng;
- Đánh giá rủi ro;
- Quá trình phát tán các sản phẩm phân hạch;
- Đánh giá hậu quả của các sự cố;
- Kết nối các nghiên cứu đánh giá về an toàn lò phản ứng và các đánh giá tác động môi trường;
- Các chủ đề khác theo đề xuất của các nước thành viên.
Cũng trong phiên họp, đại diện các nước thành viên đã thống nhất kế hoạch triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Mạng lưới NCATĐHN. Các nước thành viên đã bàn và thống nhất về quyền và nghĩa vụ của nước đứng đầu Mạng lưới NCATĐHN. Thái Lan sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò đứng đầu Mạng lưới NCATĐHN đến hết năm 2018.
Đại diện của các nước thành viên tham gia Mạng lưới NCATĐHN |
Đại diện của các nước đã thống nhất chính thức thành lập Mạng lưới NCATĐHN với bảy thành viên gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Myanmar và Philippines, đồng thời đề nghị các nước khác như Brunei, Campuchia, Indonesia cùng tham gia Mạng lưới NCATĐHN.
Mục tiêu của Mạng lưới là tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai, tăng cường phát triển nguồn nhân lực và hợp tác khu vực trong lĩnh vực an toàn điện hạt nhân nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược của khu vực về quản lý sự cố, phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA. Các nước thành viên cũng xác định mục tiêu cụ thể của Mạng lưới NCATĐHN gồm:
- Tạo cơ sở trao đổi thông tin trong khu vực về các nghiên cứu an toàn điện hạt nhân, nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và các cơ sở dữ liệu giữa các nước thành viên;
- Hỗ trợ các yêu cầu và khắc phục những hạn chế của mỗi nước thành viên trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu;
- Tăng cường năng lực triển khai các hoạt động nghiên cứu của các nước thành viên nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định tại mỗi nước;
- Tăng cường hợp tác quốc tế giữa cộng đồng các nước ASEAN và IAEA cũng như các tổ chức quốc tế khác.
Trong thời điểm hiện tại, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Mạng lưới NCATĐHN sẽ tập trung vào một số nội dung như:
- Phân tích các sự cố trong cơ sở thiết kế;
- Phân tích sự cố nghiêm trọng;
- Đánh giá rủi ro;
- Quá trình phát tán các sản phẩm phân hạch;
- Đánh giá hậu quả của các sự cố;
- Kết nối các nghiên cứu đánh giá về an toàn lò phản ứng và các đánh giá tác động môi trường;
- Các chủ đề khác theo đề xuất của các nước thành viên.
Cũng trong phiên họp, đại diện các nước thành viên đã thống nhất kế hoạch triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Mạng lưới NCATĐHN. Các nước thành viên đã bàn và thống nhất về quyền và nghĩa vụ của nước đứng đầu Mạng lưới NCATĐHN. Thái Lan sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò đứng đầu Mạng lưới NCATĐHN đến hết năm 2018.