Thái Nguyên xây dựng chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh, góp phần trợ giúp người nghèo là đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở các xóm, bản đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống, tạo động lực mới trong công tác giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội...
Trong năm nay, ngân sách tỉnh chi hơn 4,2 tỷ đồng phân bổ cho các huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc Mông về giống cây, phân bón, hỗ trợ nuôi trâu, bò, xây dựng mô hình cây ăn quả...
Tỉnh thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững; miễn giảm học phí và chi phí học tập giáo dục và đào tạo cho con em thuộc diện hộ nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh tiếp tục tổ chức tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vào làm việc tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và các đối tác của Tập đoàn Samsung, các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
Thái Nguyên nhân rộng các mô hình giảm nghèo, giúp người nghèo biết được các cách làm hay, hiệu quả để cùng vươn lên thoát nghèo; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo; tăng cường giám sát, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động, dạy nghề cho hơn 9.500 người; cấp hơn 376.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 121 tỷ đồng. Tỉnh hỗ trợ nhà ở cho 1.154 hộ nghèo, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho người nghèo với tổng số kinh phí thực hiện 8,490 tỷ đồng; xây dựng 13 mô hình khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất để trình diễn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất...
Theo thống kê mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện toàn tỉnh có trên 42.000 hộ nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn và hơn 28.000 hộ cận nghèo, chiếm 8,94% tổng số hộ. Hơn 90% số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như: công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thực sự quyết liệt, chưa bám sát, đôn đốc địa bàn phụ trách ở một số địa phương. Một bộ phận người dân và chính quyền địa phương không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách giảm nghèo.../.
Trong năm nay, ngân sách tỉnh chi hơn 4,2 tỷ đồng phân bổ cho các huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc Mông về giống cây, phân bón, hỗ trợ nuôi trâu, bò, xây dựng mô hình cây ăn quả...
Tỉnh thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững; miễn giảm học phí và chi phí học tập giáo dục và đào tạo cho con em thuộc diện hộ nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh tiếp tục tổ chức tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vào làm việc tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và các đối tác của Tập đoàn Samsung, các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
Thái Nguyên nhân rộng các mô hình giảm nghèo, giúp người nghèo biết được các cách làm hay, hiệu quả để cùng vươn lên thoát nghèo; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo; tăng cường giám sát, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng.
Thái Nguyên tập trung triển khai hiệu quả các chương trình 135, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các huyện đang triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu, điều kiện của hộ nghèo. Ảnh minh họa: kinhtedothi.vn |
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động, dạy nghề cho hơn 9.500 người; cấp hơn 376.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 121 tỷ đồng. Tỉnh hỗ trợ nhà ở cho 1.154 hộ nghèo, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho người nghèo với tổng số kinh phí thực hiện 8,490 tỷ đồng; xây dựng 13 mô hình khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất để trình diễn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất...
Theo thống kê mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện toàn tỉnh có trên 42.000 hộ nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn và hơn 28.000 hộ cận nghèo, chiếm 8,94% tổng số hộ. Hơn 90% số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như: công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thực sự quyết liệt, chưa bám sát, đôn đốc địa bàn phụ trách ở một số địa phương. Một bộ phận người dân và chính quyền địa phương không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách giảm nghèo.../.
Hoàng Thảo Nguyên