Nếu như trước đây, nông nghiệp chủ yếu phát triển theo hướng “mạnh ai người nấy làm” thì nay xu hướng liên kết sản xuất lại đang chiếm ưu thế và là hướng đi tất yếu, giúp nông nghiệp phát triển vững chắc và hiệu quả.
Thực tế đã minh chứng, liên kết sản xuất giúp người nông dân đứng vững hơn trên chính mảnh ruộng của mình. Bởi nếu tồn tại riêng lẻ, sản phẩm nông nghiệp của người nông dân sẽ khó cạnh tranh giữa nền nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa hiện nay.
Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương là một trong những địa phương điển hình của tỉnh Thái Bình trong thực hiện mô hình liên kết sản xuất trồng rau sạch. Mô hình trồng rau sạch trên diện tích hơn 6 ha tại thôn An Cơ Đông, xã Thanh Tân do Viện Nghiên cứu môi trường nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Tân thực hiện.
Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Tân cho biết, hình thức liên kết sản xuất đã khắc phục được những hạn chế của sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Khi “bắt tay” tham gia mối liên kết này, buộc người nông dân dần thay đổi phương thức canh tác, tuân thủ yêu cầu sản xuất sạch do doanh nghiệp đưa ra.
Theo ông Hưng, nông dân có ruộng đất, trình độ thâm canh, doanh nghiệp hay nhà nước có vốn đầu tư, làm chủ khoa học kỹ thuật, tạo ra công thức liên kết hiệu quả. Từ những diện tích nông dân không có nhu cầu canh tác, doanh nghiệp đứng ra thuê lại với mức 90kg thóc/sào/năm. Đối với những hộ dân có nhu cầu việc làm, doanh nghiệp tiếp tục thuê lại lao động này với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng. Phương thức liên kết, hợp tác này giúp nông dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.
Tại mô hình sản xuất rau giữa Hợp tác xã Thanh Tân và Viện Nghiên cứu môi trường nông thôn đều được áp dụng bằng công nghệ sạch; trong đó, rau được tưới bằng nước sạch, bón phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học an toàn. Sau khi thành phẩm, nông sản được đóng gói, dán tem thông minh và bao tiêu sản phẩm. Với liên kết này, người nông dân không phải chật vật đi tìm đầu mối tiêu thụ, hạn chế cảnh “được mùa, mất giá” thường thấy ở nhiều địa phương mỗi vụ sản xuất.
Không chỉ ở Thanh Tân, xã Bình Định (huyện Kiến Xương) cũng là một trong những địa phương điển hình thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp sạch.
Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định cho biết, từ năm 2008, Hợp tác xã đã chủ động liên kết với Công ty cổ phần Giống Thái Bình theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm có ứng trước giống lúa gốc. Từ 15 ha diện tích ban đầu, đến nay xã đã mở rộng hình thành 6 vùng cánh đồng mẫu lớn với 300 ha, thu hút gần 2.000 hộ tham gia. Trung bình tổng sản phẩm tiêu thụ cho nông dân những năm qua trên 2.100 tấn, tăng giá trị sản phẩm cho nông dân hơn 1,3 lần so với trước đây, lợi nhuận của hợp tác xã từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Hợp tác xã thực hiện liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Cúc mô hình sản xuất theo chuỗi; trong đó, Hợp tác xã là đơn vị đại diện cho nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất hợp đồng với đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm. Với mô hình sản xuất sạch, mới đây sản phẩm gạo T10 Tiền Hải được canh tác tại thôn Công Bình và thôn Ái Quốc (xã Bình Định, huyện Kiến Xương) là một trong hai sản phẩm được cấp chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Thực tế hiện nay, hầu hết các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản tại Thái Bình đều gắn với quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Quỹ đất đủ lớn là nền tảng thu hút doanh nghiệp đầu tư, áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật, từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác.
Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 6.220 ha diện tích đất nông nghiệp được tích tụ theo hình thức liên kết sản xuất. Từ những hiệu quả do hình thức này mang lại, khi xây dựng Đề án tập trung, tích tụ đất đai giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Thái Bình đề ra mục tiêu đến năm 2020 nâng diện tích thực hiện theo hình thức liên kết lên 15.000 ha.
Thực tế đã minh chứng, liên kết sản xuất giúp người nông dân đứng vững hơn trên chính mảnh ruộng của mình. Bởi nếu tồn tại riêng lẻ, sản phẩm nông nghiệp của người nông dân sẽ khó cạnh tranh giữa nền nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa hiện nay.
Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương là một trong những địa phương điển hình của tỉnh Thái Bình trong thực hiện mô hình liên kết sản xuất trồng rau sạch. Mô hình trồng rau sạch trên diện tích hơn 6 ha tại thôn An Cơ Đông, xã Thanh Tân do Viện Nghiên cứu môi trường nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Tân thực hiện.
Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Tân cho biết, hình thức liên kết sản xuất đã khắc phục được những hạn chế của sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Khi “bắt tay” tham gia mối liên kết này, buộc người nông dân dần thay đổi phương thức canh tác, tuân thủ yêu cầu sản xuất sạch do doanh nghiệp đưa ra.
Theo ông Hưng, nông dân có ruộng đất, trình độ thâm canh, doanh nghiệp hay nhà nước có vốn đầu tư, làm chủ khoa học kỹ thuật, tạo ra công thức liên kết hiệu quả. Từ những diện tích nông dân không có nhu cầu canh tác, doanh nghiệp đứng ra thuê lại với mức 90kg thóc/sào/năm. Đối với những hộ dân có nhu cầu việc làm, doanh nghiệp tiếp tục thuê lại lao động này với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng. Phương thức liên kết, hợp tác này giúp nông dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.
Tại mô hình sản xuất rau giữa Hợp tác xã Thanh Tân và Viện Nghiên cứu môi trường nông thôn đều được áp dụng bằng công nghệ sạch; trong đó, rau được tưới bằng nước sạch, bón phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học an toàn. Sau khi thành phẩm, nông sản được đóng gói, dán tem thông minh và bao tiêu sản phẩm. Với liên kết này, người nông dân không phải chật vật đi tìm đầu mối tiêu thụ, hạn chế cảnh “được mùa, mất giá” thường thấy ở nhiều địa phương mỗi vụ sản xuất.
Không chỉ ở Thanh Tân, xã Bình Định (huyện Kiến Xương) cũng là một trong những địa phương điển hình thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp sạch.
Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định cho biết, từ năm 2008, Hợp tác xã đã chủ động liên kết với Công ty cổ phần Giống Thái Bình theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm có ứng trước giống lúa gốc. Từ 15 ha diện tích ban đầu, đến nay xã đã mở rộng hình thành 6 vùng cánh đồng mẫu lớn với 300 ha, thu hút gần 2.000 hộ tham gia. Trung bình tổng sản phẩm tiêu thụ cho nông dân những năm qua trên 2.100 tấn, tăng giá trị sản phẩm cho nông dân hơn 1,3 lần so với trước đây, lợi nhuận của hợp tác xã từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Hợp tác xã thực hiện liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Cúc mô hình sản xuất theo chuỗi; trong đó, Hợp tác xã là đơn vị đại diện cho nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất hợp đồng với đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm. Với mô hình sản xuất sạch, mới đây sản phẩm gạo T10 Tiền Hải được canh tác tại thôn Công Bình và thôn Ái Quốc (xã Bình Định, huyện Kiến Xương) là một trong hai sản phẩm được cấp chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Thực tế hiện nay, hầu hết các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản tại Thái Bình đều gắn với quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Quỹ đất đủ lớn là nền tảng thu hút doanh nghiệp đầu tư, áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật, từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác.
Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 6.220 ha diện tích đất nông nghiệp được tích tụ theo hình thức liên kết sản xuất. Từ những hiệu quả do hình thức này mang lại, khi xây dựng Đề án tập trung, tích tụ đất đai giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Thái Bình đề ra mục tiêu đến năm 2020 nâng diện tích thực hiện theo hình thức liên kết lên 15.000 ha.
Thu Hoài