Khởi nghiệp với nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang trở thành xu hướng, lựa chọn của nhiều thanh niên tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tạo và nhạy bén trong khoa học công nghệ, nhiều thanh niên đã nâng tầm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. Phát huy sức trẻ, năng động sáng tạo khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều thanh niên Quảng Ngãi đang mạnh mẽ vượt qua những khó khăn để khởi nghiệp, làm giàu cho gia đình và quê hương đất nước.
Hiện tỉnh Kon Tum có khoảng 17.000 ha cây trồng được ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, cũng như xây dựng thành công thương hiệu cho một số loại nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum được nâng lên khi tiết giảm được chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra.
Những năm gần đây, không chỉ nông dân mà ngay cả doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang các mô hình sản xuất nông sản sạch, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và cả môi trường sống.
Những năm gần đây, nấm Nhì Tây của Hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm Nhì Tây ở thôn Nhì Tây, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là thương hiệu được các nhà hàng, hộ gia đình trong tỉnh tin dùng bởi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, siêu thị là một kênh bán lẻ phổ biến, người tiêu dùng Việt cũng đang chuyển dần mua sắm tại chợ sang các siêu thị để đảm bảo chất lượng và an toàn. Sản phẩm được đưa vào siêu thị không chỉ tăng doanh thu mà còn góp phần quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa nông sản địa phương Nghệ An vào siêu thị, các chuỗi cửa hảng sạch trong và ngoài tỉnh là điều không dễ dàng. Do đó, liên kết sản xuất để nông sản làm ra được tiêu thụ tốt hơn là một trong những nhu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Phạm Thanh Vũ, 24 tuổi (ngụ tổ 2, ấp Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) có đam mê sản xuất nông sản sạch, thân thiện với môi trường từ khi còn là sinh viên. Vũ dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đi nhiều nơi trong cả nước để tham quan, học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Sáng 30/11, tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ khai mạc “Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gắn với Hội chợ nông sản sạch”. Chương trình do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ba nước trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản.
Hàng năm, Hà Nội phải nhập lượng lớn lương thực, thực phẩm từ các tỉnh, thành phố khác và từ nước ngoài do nguồn cung không đủ. Trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại thì việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết đang là mục tiêu của ngành nông nghiệp Thủ đô nhằm đem lại giá trị kinh tế cao cho nhà sản xuất, đồng thời giúp người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn…
Phát triển nông sản sạch là hướng đi tất yếu trong nền nông nghiệp bền vững. Tại tỉnh Thái Bình, những mô hình sản xuất nông sản sạch theo hình thức liên kết đang phát huy hiệu quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, khẳng định chỗ đứng của nông nghiệp an toàn với người sử dụng. Đây cũng là hướng đi được tỉnh Thái Bình xác định trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã triển khai mô hình "Sản xuất và tiêu thụ gừng trâu theo hướng xuất khẩu" tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đảm bảo thực hiện liên kết 4 nhà: Nông dân sản xuất, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, có sự tham gia của nhà nước và nhà khoa học.