Tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận đứng thứ 2 khu vực miền Trung

Cá được bày bán tại cảng cá Đông Hải (phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Cá được bày bán tại cảng cá Đông Hải (phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Mặc dù bối cảnh phát triển có nhiều khó khăn, thách thức tác động, nhưng với sự điều hành linh hoạt, sáng tạo và quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành trong tỉnh, bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận có nhiều điểm sáng, nằm trong Top 10 của cả nước về tăng trưởng GRDP và đứng thứ 2 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận đứng thứ 2 khu vực miền Trung ảnh 1Cá được bày bán tại cảng cá Đông Hải (phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, dù có khó khăn, nhưng UBND tỉnh luôn bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy Ninh Thuận. Đồng thời, tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cấp, ngành và địa phương. Đặc biệt, tỉnhhttps://cms.dantocmiennui.vn/uploaded/haintt/2023_12_04/nt1.jpg đã xác định và thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm 5 khâu đột phá; qua đó thúc đẩy tăng trưởng GRDP có hiệu quả so với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước. Cụ thể, tăng trưởng GRDP tăng 9,4%, xếp thứ 9/63 tỉnh/thành của cả nước và đứng thứ 2/14 tỉnh, thành vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Qua đánh giá của UBND tỉnh Ninh Thuận, có được kết quả trên là nhờ các lĩnh vực xây dựng, thương mại, du lịch, năng lượng, công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì ổn định, tăng trưởng khá, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất tiếp tục phát huy lợi thế; một số sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đang phục hồi, năng lực sản xuất mới phát huy hiệu quả…

Bên cạnh đó, việc xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh; quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường được tăng cường; giá đất, điều chỉnh giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án được tập trung tháo gỡ. Các dự án trọng điểm, động lực được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ; môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét; cải cách hành chính hiệu quả hơn; chuyển đổi số đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Ninh Thuận, mặc dù kết quả có nhiều chuyển biến tích cực, song một số chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm để triển khai thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong tổng số 18 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, dự kiến đến cuối năm 2023 có 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, nhưng 4 chỉ tiêu sẽ còn khó khăn. Đó là, tốc độ tăng trưởng GRDP mới đạt 9,4% (kế hoạch tăng từ 10-11%); tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GRDP 9,56% (kế hoạch 12%); cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản 28,5% (kế hoạch 28-29%), công nghiệp-xây dựng 39,8% (kế hoạch 39-40%), dịch vụ 31,7% (kế hoạch 32-33%); tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,1% (kế hoạch 70-71%

Tại cuộc họp kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam nhấn mạnh, thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều, do đó UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành và các địa phương khẩn trương tập trung tổng rà soát tất cả các lĩnh vực, nhiệm vụ đang triển khai, chưa hoàn thành để thực hiện hoàn thành 100% các nhiệm vụ được giao trong năm 2023.

Bên cạnh đó, các ngành và địa phương cần tăng cường triển khai các biện pháp tăng thu ngân sách; đẩy mạnh triển khai tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án trọng điểm, quyết tâm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 đạt 95%. Đối với nguồn vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023, phải giải ngân hoàn thành 100% trong năm 2023.

Công Thử

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm