Năm nay là năm được tỉnh Cao Bằng xác định là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để hoàn thành mục tiêu, Cao Bằng cần nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Ngày 1/1, ông Phạm Văn Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong ngày đầu năm mới 2025 diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Ngày 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự hội nghị có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố trong khu vực; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; lãnh đạo tỉnh Bình Phước.
Những ngày cuối năm 2023, toàn thể Đảng bộ, Chính quyền, quân và nhân dân Bình Thuận hân hoan chào đón mùa xuân mới với nhiều niềm tin và hy vọng vào thắng lợi mới. Trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, đánh dấu giai đoạn phát triển mạnh.
Mặc dù bối cảnh phát triển có nhiều khó khăn, thách thức tác động, nhưng với sự điều hành linh hoạt, sáng tạo và quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành trong tỉnh, bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận có nhiều điểm sáng, nằm trong Top 10 của cả nước về tăng trưởng GRDP và đứng thứ 2 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Tình hình kinh tế-xã hội quý II/2023 của Lào Cai đã xuất hiện những điểm sáng và dấu hiệu tích cực, nhưng tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm không đạt kỳ vọng do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Áp lực lớn đang đặt ra cho công tác điều hành vĩ mô trong những tháng cuối năm nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 19/4, huyện Quỳ Hợp phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Kỷ niệm 60 năm thành lập huyện (19/4/1963 - 19/4/2023) và Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Nghệ An.
Năm 2022 khép lại, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều kết quả khá toàn diện về kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,28%, tăng cao nhất trong 10 năm qua và đứng thứ 10 cả nước, thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đạt được là động lực, nền tảng góp phần đưa Vĩnh Long tiến tới hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Ngày 6/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2022. Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng tham dự phiên họp.
Sáu tháng đầu năm 2021, ngành Nông nghiệp Hà Nội đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn tăng trưởng đều, đạt mức 3,9%…
Sáng 08/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc trực tuyến của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh - khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tham dự tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều tối 5/2, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, hôm nay, Chính phủ dành cả ngày để họp phiên thường kỳ, đây là phiên họp đầu tiên của năm 2020 trong bối cảnh thực hiện các giải pháp quyết liệt, khẩn trương đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, với tinh thần của Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc”.
Trong năm 2019, tỉnh Cao Bằng đón hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch (tăng 21% so với năm 2018), doanh thu từ du lịch đạt 470 tỷ đồng (tăng 29,3% so với năm 2018). Đây là kết quả của việc thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua.
Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư suy giảm nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan. Tuy tăng trưởng có phần chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cơ bản đã bám sát chỉ tiêu đưa tăng trưởng xuất khẩu tăng 7%- 8% trong năm nay. Chặng đường không còn dài nhưng với những giải pháp cụ thể, ngành công thương đang từng bước đưa xuất khẩu cán đích.
Đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có mức tăng khá cao với 3,76%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua đã khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tăng trưởng kinh tế từng bước giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư, tăng yếu tố khoa học kỹ thuật. Lĩnh vực thương mại tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng cao hơn cùng kỳ. Môi trường đầu tư cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp mới đều tăng so với cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, với quy mô phát triển và đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo sản xuất công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định trong năm 2018. Dự kiến, chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ tăng khoảng 8%-8,5% so với năm 2017.
"Hà Nội xếp thứ 7 trong top 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới" là thông tin được ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết tại Hội nghị Xây dựng sản phẩm du lịch năm 2017 tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 7,76%; cao hơn mức tăng cùng kỳ của hai năm gần đây. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 15/6.
Phát biểu ngày 27/2 tại cuộc gặp với đại diện giới doanh nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Nga diễn ra tại Sochi, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết nền kinh tế Nga đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng.
Những năm gần đây, trái cây xuất khẩu của Việt Nam liên tục đánh dấu những mốc kỷ lục mới. Luôn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng với con số trên 30%/tháng, trái cây “xuất ngoại” liên tục bội thu, dự báo sẽ xuất khẩu đạt 2,5 – 2,6 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn ngành Công thương khắc phục các khó khăn, trở ngại, phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu 10%, đạt bằng và cao hơn chỉ tiêu năm 2015, đóng góp vào thành tích tăng trưởng GDP chung của cả nước.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 4/2016, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 25.725 xe, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, trong tháng 4 vừa qua, tổng doanh số bán của các mẫu xe Toyota đạt 4.537 chiếc, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 15/4, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã ra thông cáo chung khẳng định sẽ sử dụng tất cả các công cụ, bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính để thúc đẩy tăng trưởng.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN lần thứ 2 (AFCGM 2), cùng với các hội nghị liên quan, vừa bế mạc tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) sau hai ngày thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN và thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính tới 2025.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hôm 4/2 cảnh báo sự yếu đi ở các nền kinh tế mới nổi có thể dẫn tới sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin AFP (Pháp), kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 7%, mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng 1/4 thế kỷ qua, đồng thời dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2016.