Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết: Nhiều năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh và đang dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng chất lượng, hiệu quả, cạnh tranh và bền vững với mục tiêu phát triển trở thành ngành du lịch mũi nhọn. Năm 2016, du lịch Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; tăng gấp 2 lần so với năm 2010, tổng thu từ khách quốc tế đạt 417 ngàn tỷ đồng. Hết 7 tháng của năm 2017, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt 7,25 triệu lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 307.000 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm 2016. Năm 2017, ngành du lịch đặt ra mục tiêu tăng trưởng khách quốc tế ít nhất đạt 30%; tăng khách nội địa 12%; góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 7,19% của khu vực dịch vụ và 6,7% GDP năm 2017.
Thời gian qua, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động với các hoạt động cụ thể ở trong nước, quốc tế, từng bước tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam ở những sân chơi lớn trên thế giới. Đồng thời, ngành du lịch cũng bước đầu tăng cường quảng bá trên mạng internet; marketing điện tử (E-marketing) đã mang thông tin về du lịch Việt Nam đến với 340.000 lượt người xem trên kênh Youtube, hàng triệu lượt người đã truy cập các trang thông tin điện tử du lịch của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch thông qua sự kiện lớn như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC Việt Nam 2017, Đại hội Thể thao bãi biển lần thứ 5 (Beach Games 5), cuộc thi viết thư quốc tế IPU, lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Festival Huế.... được các đơn vị du lịch tận dụng hiệu quả để nâng cao lượng khách quốc tế đến Việt Nam...
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác phối hợp tổ chức các sự kiện của các đơn vị trong nước và với các đơn vị quốc tế. Thêm vào đó, công tác chuẩn bị chưa tốt, nội dung trình bày, giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa thu thực sự hút khách bằng các quốc gia láng giềng. Ngoài ra, hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng còn chung chung, nghèo nàn, chưa có thông điệp, chưa đánh giá được hiệu ứng tác động, các ấn phẩm, vật phẩm quảng bá còn đơn sơ, nghiên cứu thị trường còn hạn chế...
Tham dự hội nghị, đại diện của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, tập đoàn kinh tế... đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong việc mở rộng xúc tiến quảng bá du lịch... Theo đó, nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động du lịch là do chưa tách biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng xúc tiến du lịch, kinh phí Trung ương cho hoạt động xúc tiến mỗi năm đang ở mức thấp (30-40 tỷ đồng/năm). Đặc biệt, cơ chế phối hợp công – tư chưa phù hợp nên chưa huy động được nguồn lực trong nước và quốc tế...
Tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh nội dung trọng tâm mà các đơn vị quản lý, kinh doanh liên quan đến hoạt động du lịch cần thực hiện. Trước mắt, Tổng cục Du lịch cần gửi danh sách các sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian tới để các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng ký, trình lãnh đạo các địa phương duyệt kinh phí bổ sung. Để đảm bảo sự kết nối, thống nhất, ngành du lịch cần nghiên cứu thành lập đơn vị quản lý, thực hiện hoạt động xúc tiến dưới hình thức Cục hoặc Trung tâm xúc tiến, đồng thời tìm cơ chế để tăng cường sự phối hợp giữa các trung tâm xúc tiến du lịch đã thành lập ở địa phương...
Để tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị các địa phương đưa hoạt động xúc tiến du lịch vào nội dung xúc tiến thương mại của các tỉnh, tích cực phối hợp với Trung tâm văn hóa Việt Nam tại các nước để tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến hiệu quả. Các đơn vị du lịch cần phối hợp nghiên cứu, mở rộng thêm các ứng dụng trên mạng xã hội để phục vụ quảng bá du lịch Việt Nam.../.
Tính đến tháng 7/2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,25 triệu lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 307.000 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm 2016. Ảnh minh họa: vietnamtourism.gov.vn |
Thời gian qua, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động với các hoạt động cụ thể ở trong nước, quốc tế, từng bước tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam ở những sân chơi lớn trên thế giới. Đồng thời, ngành du lịch cũng bước đầu tăng cường quảng bá trên mạng internet; marketing điện tử (E-marketing) đã mang thông tin về du lịch Việt Nam đến với 340.000 lượt người xem trên kênh Youtube, hàng triệu lượt người đã truy cập các trang thông tin điện tử du lịch của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch thông qua sự kiện lớn như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC Việt Nam 2017, Đại hội Thể thao bãi biển lần thứ 5 (Beach Games 5), cuộc thi viết thư quốc tế IPU, lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Festival Huế.... được các đơn vị du lịch tận dụng hiệu quả để nâng cao lượng khách quốc tế đến Việt Nam...
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác phối hợp tổ chức các sự kiện của các đơn vị trong nước và với các đơn vị quốc tế. Thêm vào đó, công tác chuẩn bị chưa tốt, nội dung trình bày, giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa thu thực sự hút khách bằng các quốc gia láng giềng. Ngoài ra, hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng còn chung chung, nghèo nàn, chưa có thông điệp, chưa đánh giá được hiệu ứng tác động, các ấn phẩm, vật phẩm quảng bá còn đơn sơ, nghiên cứu thị trường còn hạn chế...
Tham dự hội nghị, đại diện của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, tập đoàn kinh tế... đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong việc mở rộng xúc tiến quảng bá du lịch... Theo đó, nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động du lịch là do chưa tách biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng xúc tiến du lịch, kinh phí Trung ương cho hoạt động xúc tiến mỗi năm đang ở mức thấp (30-40 tỷ đồng/năm). Đặc biệt, cơ chế phối hợp công – tư chưa phù hợp nên chưa huy động được nguồn lực trong nước và quốc tế...
Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh và đang dần chuyển dịch cơ cấu theo hướng chất lượng, hiệu quả, cạnh tranh và bền vững với mục tiêu phát triển trở thành ngành du lịch mũi nhọn. Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn |
Tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh nội dung trọng tâm mà các đơn vị quản lý, kinh doanh liên quan đến hoạt động du lịch cần thực hiện. Trước mắt, Tổng cục Du lịch cần gửi danh sách các sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian tới để các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng ký, trình lãnh đạo các địa phương duyệt kinh phí bổ sung. Để đảm bảo sự kết nối, thống nhất, ngành du lịch cần nghiên cứu thành lập đơn vị quản lý, thực hiện hoạt động xúc tiến dưới hình thức Cục hoặc Trung tâm xúc tiến, đồng thời tìm cơ chế để tăng cường sự phối hợp giữa các trung tâm xúc tiến du lịch đã thành lập ở địa phương...
Để tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị các địa phương đưa hoạt động xúc tiến du lịch vào nội dung xúc tiến thương mại của các tỉnh, tích cực phối hợp với Trung tâm văn hóa Việt Nam tại các nước để tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến hiệu quả. Các đơn vị du lịch cần phối hợp nghiên cứu, mở rộng thêm các ứng dụng trên mạng xã hội để phục vụ quảng bá du lịch Việt Nam.../.
Ngọc Bích