Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tuân thủ quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007; Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của các doanh nghiệp được ký kết nhân dịp các Đoàn của Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thăm nước ngoài và của nước ngoài, tổ chức quốc tế thăm Việt Nam).
Thủ tướng yêu các đơn vị chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối, phân công cán bộ đầu mối, cán bộ chuyên trách, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, địa phương có liên quan; tăng cường thông tin, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước liên quan được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được kiện toàn theo Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài, để kịp thời thúc đẩy thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế, tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tăng cường tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết; kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, cần thường xuyên rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh của mình; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao các thông tin về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thông tin liên quan, để cập nhật cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế đặt tại Bộ Ngoại giao; kịp thời tham vấn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đối với việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan tới an ninh – quốc phòng, chủ quyền, lãnh thổ; các nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước, hợp tác pháp luật, truyền thông, báo chí, truyền phát tín hiệu, nghiên cứu lịch sử, địa lý, khảo cổ và hợp tác giáo dục theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng; lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ.
Các đơn vị hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế do bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh chủ trì thực hiện; kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế theo quy định; thông báo, hướng dẫn các cơ quan địa phương liên quan triển khai thực hiện bảo đảm đúng lộ trình cam kết. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế phải đề ra lộ trình, biện pháp, phân công cụ thể; bảo đảm phù hợp với cam kết tại điều ước quốc tế đó và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật của Việt Nam, chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phê chuẩn, hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức có liên quan các cam kết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các cam kết về bảo hộ đầu tư, về hội nhập kinh tế quốc tế đến các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Thông tin cung cấp cần cụ thể, chi tiết, bảo đảm cho địa phương, doanh nghiệp có thể hiểu đúng, vận dụng hiệu quả các cam kết, nhằm giúp cho địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng tận dụng đầy đủ các ưu đãi mà các điều ước quốc tế đó mang lại cũng như hạn chế khó khăn phát sinh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả, vướng mắc trong triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; tiến hành hoặc phối hợp với bộ, ngành có liên quan tiến hành, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ vướng mắc; xác định những trường hợp triển khai cam kết, thỏa thuận quốc tế chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu hợp tác, để chủ động tiến hành hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp thích hợp, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan, Phân ban Việt Nam để thúc đẩy bên nước ngoài tại các diễn đàn song phương như kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hoặc tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương có liên quan.
Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh đôn đốc doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của doanh nghiệp được ký nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; kịp thời phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Phân ban Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, uy tín và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kịp thời kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam, điều ước quốc tế mới ký chưa có hiệu lực và dự định ký kết trong tương lai gần thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; bảo đảm tính tương thích của đề nghị xây dựng và nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Thủ tướng yêu các đơn vị chú trọng kiện toàn đơn vị đầu mối, phân công cán bộ đầu mối, cán bộ chuyên trách, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, địa phương có liên quan; tăng cường thông tin, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước liên quan được thành lập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được kiện toàn theo Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài, để kịp thời thúc đẩy thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế, tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh tăng cường tổ chức thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, trao đổi và tham vấn kịp thời với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan trong nước và phối hợp với bên ký kết nước ngoài; đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở xem xét ưu tiên chung của các bên ký kết; kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, cần thường xuyên rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh của mình; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao các thông tin về tình trạng hiệu lực của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thông tin liên quan, để cập nhật cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế đặt tại Bộ Ngoại giao; kịp thời tham vấn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đối với việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan tới an ninh – quốc phòng, chủ quyền, lãnh thổ; các nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước, hợp tác pháp luật, truyền thông, báo chí, truyền phát tín hiệu, nghiên cứu lịch sử, địa lý, khảo cổ và hợp tác giáo dục theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng; lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ.
Các đơn vị hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế do bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh chủ trì thực hiện; kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế theo quy định; thông báo, hướng dẫn các cơ quan địa phương liên quan triển khai thực hiện bảo đảm đúng lộ trình cam kết. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế phải đề ra lộ trình, biện pháp, phân công cụ thể; bảo đảm phù hợp với cam kết tại điều ước quốc tế đó và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật của Việt Nam, chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phê chuẩn, hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức có liên quan các cam kết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh; trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các cam kết về bảo hộ đầu tư, về hội nhập kinh tế quốc tế đến các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Thông tin cung cấp cần cụ thể, chi tiết, bảo đảm cho địa phương, doanh nghiệp có thể hiểu đúng, vận dụng hiệu quả các cam kết, nhằm giúp cho địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng tận dụng đầy đủ các ưu đãi mà các điều ước quốc tế đó mang lại cũng như hạn chế khó khăn phát sinh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lưu ý theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả, vướng mắc trong triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế; tiến hành hoặc phối hợp với bộ, ngành có liên quan tiến hành, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ vướng mắc; xác định những trường hợp triển khai cam kết, thỏa thuận quốc tế chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu hợp tác, để chủ động tiến hành hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp thích hợp, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan, Phân ban Việt Nam để thúc đẩy bên nước ngoài tại các diễn đàn song phương như kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hoặc tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương có liên quan.
Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh đôn đốc doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, thỏa thuận quốc tế của doanh nghiệp được ký nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; kịp thời phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Phân ban Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, uy tín và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cấp tỉnh kịp thời kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam, điều ước quốc tế mới ký chưa có hiệu lực và dự định ký kết trong tương lai gần thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; bảo đảm tính tương thích của đề nghị xây dựng và nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
TTXVN/dantocmiennui.vn