Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Bạc Liêu hiện có hơn 20.000 hộ đồng bào dân tộc Khmer với trên 80.000 nhân khẩu, chiếm 9,2% dân số toàn tỉnh. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào ở nơi đây đã và đang nỗ lực từng ngày, biến khó khăn thành tiềm năng, lợi thế trên chính mảnh đất quê hương mình…

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 1Việc xây mới và trùng tu các hạng mục chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thường xuyên thực hiện. Ảnh: Tuấn Kiệt

Theo ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, năm 2022 vừa qua, với trên 27,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bạc Liêu đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là tại các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 2Được vay vốn ưu đãi, đến nay gia đình ông Huỳnh Khiêm ở ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long đã thoát nghèo và vươn lên thu nhập khá nhờ mô hình nuôi lươn giống Ảnh: Tuấn Kiệt
Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 3Bà con nông dân Khmer thu hoạch lúa ở xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Ảnh: Phan Thanh Cường

Đến với Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân - xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, dễ thấy nhiều hộ dân đang tất bật thu hoạch vụ tôm càng xanh trên đất lúa. Sản xuất thắng lợi nên ai cũng rạng ngời niềm vui. Phấn khởi vì có thêm gần 100 triệu đồng thu được từ con tôm, cây lúa, ông Danh Phol ở ấp Chòm Cao cho biết, mô hình tôm - lúa đã giúp người nông dân có thu nhập cao, kinh tế ngày càng phát triển.

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 4Phòng thư viện được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản ở ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: An Hiếu

Không chỉ Ninh Thạnh Lợi, các vùng quê khác có đông đồng bào Khmer sinh sống ở Bạc Liêu cũng đều có những đổi thay đáng phấn khởi. Nhờ được chuyển giao khoa học - kỹ thuật và đầu tư vốn, nhiều hộ Khmer ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long đã mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất mới cho hiệu quả kinh tế khá cao. Đó là hộ ông Huỳnh Khiêm ở ấp Vĩnh Lộc với mô hình ươm nuôi lươn giống; mô hình nuôi cá chình, nuôi le le, trồng ngô, rau má, rau mát… của nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn.

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 5Trạm y tế xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi được đầu tư máy móc hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám bệnh cho đồng bào dân tộc Khmer trong xã. Ảnh: An Hiếu

Theo ông Hứa Ngọc Triệu, Phó Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, trước đây, do hạ tầng chưa đồng bộ, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào Khmer chiếm khá cao. Tuy nhiên, từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống của đồng bào Khmer đã từng bước thay đổi. Cuộc sống cải thiện, bà con càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, luôn đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu đẹp.

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ảnh 6Ông Danh Phol (áo trắng), người Khmer ở ấp Chòm Cao, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân trao đổi kinh nghiệm trồng lúa chất lượng cao trên địa bàn. Ảnh: Tuấn Kiệt

Cũng theo ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đồng thời gìn giữ các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào trong thời gian tới.

Tuấn Kiệt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm