Sửa đổi nguyên tắc cấp phép hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi

Hồ Trùng (xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một trong những hồ thuỷ lợi được đầu tư, cải tạo, đảm bảo tốt việc trữ nước. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Hồ Trùng (xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một trong những hồ thuỷ lợi được đầu tư, cải tạo, đảm bảo tốt việc trữ nước. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

Sửa đổi nguyên tắc cấp phép hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi ảnh 1Hồ Trùng (xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một trong những hồ thuỷ lợi được đầu tư, cải tạo, đảm bảo tốt việc trữ nước. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nguyên tắc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Theo đó, cần bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Việc cấp phép thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình đến giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thì cấp một giấy phép.

Các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư không phải xin giấy phép.

Nghị định sửa đổi Điều 15 về căn cứ cấp phép. Theo đó, việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ vào nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi; quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi; tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép.

Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 11 - Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Theo đó, các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập làm cơ sở để các cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm