Bác sỹ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố cho biết, từ trước đến nay tại Việt Nam chỉ áp dụng kỹ thuật phun sương lạnh để diệt muỗi nhưng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, đơn vị này quyết định triển khai thêm biện pháp phun hóa chất bằng máy phun khí nóng – Đây là biện pháp đã được một số nước trên thế giới như Brazil, Singapore áp dụng diệt muỗi để phòng chống vi rút Zika.
“Ưu điểm của biện pháp kỹ thuật này là hóa chất phun ra tạo thành luồng sương khá dày đặc, mắt thường có thể nhìn thấy được, người phun có thể kiểm soát được lượng hóa chất mình phun ra. Bên cạnh đó, luồng sương này bay lâu, tồn lưu lâu hơn trong không khí, có thể len lỏi được trong các bụi rậm, đồng thời duy trì thời gian diệt côn trùng đang bay trong không khí được lâu hơn”, bác sỹ Nga cho biết thêm.
Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là luồng khói khá dày đặc sẽ cản trở giao thông, gây tâm lý lo lắng cho người dân, cũng như có thể kích hoạt hệ thống báo cháy trong các khu nhà. Vì vậy, hiện Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố đang sử dụng biện pháp này đối với các khu vực ngoài nhà người dân, nơi có nhiều bụi rậm, tầng hầm các khu nhà cao tầng, các trường đại học, các công trình xây dựng…
Trong chiều 4/12, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố đã sử dụng biện pháp phun khí nóng diệt muỗi tại khuôn viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đóng trên địa bàn quận Thủ Đức, ký túc xá Trường cao đẳng Hải quan ở quận 9 và Trường đại học Giao thông vận tải ở quận 2.
Bác sỹ Lê Hồng Nga nhận định: “Các khu ký túc xá, các trường đại học là nơi thường xuyên tập trung đông người, vì thế khả năng lây truyền bệnh cao. Trong khi đó, đây là những khu vực có khuôn viên rộng, vẫn còn tồn tại nhiều vật dụng chứa nước mưa có thể phát sinh lăng quăng, muỗi vằn”.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, trong ngày 4/12 đã ghi nhận thêm 4 ca nhiễm vi rút Zika, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên địa bàn Thành phố lên 94 ca bệnh. Trong đó, quận Bình Thạnh có 19 ca, quận 2 có 15 ca, quận 12 ghi nhận 10 ca nhiễm, quận Tân Phú có 9 ca…
Hiện 19/24 quận, huyện của Thành phố đã ghi nhận có sự xuất hiện của vi rút Zika. Dự kiến số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục tăng lên khi hệ thống giám sát trọng điểm bệnh Sốt xuất huyết Dengue - bệnh Chikungunya - bệnh do vi rút Zika vẫn tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng khuyến cáo, việc phun hóa chất diệt muỗi của ngành y tế hiện chỉ là biện pháp cấp bách kịp thời. Biện pháp căn cơ nhất, hiệu quả nhất là diệt lăng quăng mà mọi người dân đều có thể thực hiện được.
“Ưu điểm của biện pháp kỹ thuật này là hóa chất phun ra tạo thành luồng sương khá dày đặc, mắt thường có thể nhìn thấy được, người phun có thể kiểm soát được lượng hóa chất mình phun ra. Bên cạnh đó, luồng sương này bay lâu, tồn lưu lâu hơn trong không khí, có thể len lỏi được trong các bụi rậm, đồng thời duy trì thời gian diệt côn trùng đang bay trong không khí được lâu hơn”, bác sỹ Nga cho biết thêm.
Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là luồng khói khá dày đặc sẽ cản trở giao thông, gây tâm lý lo lắng cho người dân, cũng như có thể kích hoạt hệ thống báo cháy trong các khu nhà. Vì vậy, hiện Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố đang sử dụng biện pháp này đối với các khu vực ngoài nhà người dân, nơi có nhiều bụi rậm, tầng hầm các khu nhà cao tầng, các trường đại học, các công trình xây dựng…
Trong chiều 4/12, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố đã sử dụng biện pháp phun khí nóng diệt muỗi tại khuôn viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đóng trên địa bàn quận Thủ Đức, ký túc xá Trường cao đẳng Hải quan ở quận 9 và Trường đại học Giao thông vận tải ở quận 2.
Bác sỹ Lê Hồng Nga nhận định: “Các khu ký túc xá, các trường đại học là nơi thường xuyên tập trung đông người, vì thế khả năng lây truyền bệnh cao. Trong khi đó, đây là những khu vực có khuôn viên rộng, vẫn còn tồn tại nhiều vật dụng chứa nước mưa có thể phát sinh lăng quăng, muỗi vằn”.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, trong ngày 4/12 đã ghi nhận thêm 4 ca nhiễm vi rút Zika, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên địa bàn Thành phố lên 94 ca bệnh. Trong đó, quận Bình Thạnh có 19 ca, quận 2 có 15 ca, quận 12 ghi nhận 10 ca nhiễm, quận Tân Phú có 9 ca…
Hiện 19/24 quận, huyện của Thành phố đã ghi nhận có sự xuất hiện của vi rút Zika. Dự kiến số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục tăng lên khi hệ thống giám sát trọng điểm bệnh Sốt xuất huyết Dengue - bệnh Chikungunya - bệnh do vi rút Zika vẫn tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng khuyến cáo, việc phun hóa chất diệt muỗi của ngành y tế hiện chỉ là biện pháp cấp bách kịp thời. Biện pháp căn cơ nhất, hiệu quả nhất là diệt lăng quăng mà mọi người dân đều có thể thực hiện được.
Nhân viên y tế sử dụng kỹ thuật phun hơi nóng diệt muỗi phòng chống vi rút Zika tại ký túc xá Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ảnh: Phương Vy - TTXVN. |
TTXVN