“Mặc dù số ca mắc được phát hiện đã giảm dần, tuy nhiên trong năm 2017, bệnh do vi rút Zika vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, thậm chí có thể bùng phát trên diện rộng nếu không có kế hoạch giám sát và ứng phó ngay từ đầu năm”. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến cáo như vậy tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam năm 2017, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 16/2.
Đến ngày 4/12, số ca nhiễm vi rút Zika trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên 94 ca bệnh. Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thêm kỹ thuật phun hóa chất bằng hơi nóng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để diệt muỗi, ngăn ngừa sự lây lan của vi rút Zika.
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 28/11, trên địa bàn thành phố có 83 trường hợp nhiễm vi rút Zika được xác định, trong đó có 9 thai phụ đang được theo dõi và chăm sóc thai kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa.
Ngày 30/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Ngay sau khi nhận được báo cáo về kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Zika lần 1 của trường hợp trẻ có dấu hiệu đầu nhỏ tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với dịch bệnh (EOC) để xem xét, đánh giá tình hình dịch bệnh do vi rút Zika. Sau đó, Bộ Y tế đã có thông báo nâng mức cảnh báo với bệnh do vi rút Zika để đáp ứng với dịch bệnh trong tình hình mới. Đồng thời, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi thực địa điều tra các yếu tố dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 của trẻ và những người sống chung hoặc sống gần với bệnh nhân để tiến hành các biện pháp xác định nguyên nhâ
Liên quan đến trường hợp bé 4 tháng tuổi tại huyện Krông Búk (Đắk Lắk) bị mắc chứng đầu nhỏ, nghi nhiễm vi rút Zika, sáng 18/10, đoàn công tác gồm Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã triển khai điều tra ca bệnh, giám sát tại nơi bệnh nhân sinh sống.
Sở Y tế Phú Yên đang triển khai gấp rút công tác phòng chống vi rút Zika sau khi Viện Pasteur Nha Trang kết luận mẫu máu của bệnh nhân Dương Đình Tình, 27 tuổi, trú ở thôn Tân Hội, huyện miền núi Sơn Hòa dương tính với vi rút Zika.
Ngày 26/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Sau khi tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh công bố hết dịch bệnh do vi rút Zika trên quy mô xã, phường, đến nay tại Việt Nam không còn địa phương nào ghi nhận dịch bệnh do vi rút Zika. Tuy nhiên, để phòng chống bệnh hiệu quả, Bộ Y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm, đẩy mạnh chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên cả nước; đồng thời tiếp tục cập nhật, chia sẻ thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên website chính thức của Cục Y tế dự phòng và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Liên quan đến trường hợp nhiễm vi rút Zika ở Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 5/4, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về công tác ứng phó dịch bệnh trên địa bàn.
Ngày 30/3, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ) Trần Đắc Phu cho biết: Từ đầu năm 2016 đến ngày 30/3/2016, các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur đã thu thập và xét nghiệm 784 mẫu tìm vi rút Zika tại 32 tỉnh, thành phố. Kết quả cho thấy tất cả đều âm tính với vi rút Zika. Như vậy, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào xét nghiệm dương tính với vi rút Zika.
Trước tình trạng vi rút ZiKa đang áp sát biên giới và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, để đảm bảo an toàn cho nhân dân, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Khoa Kiểm dịch Y tế Biên giới phối hợp với Trạm Kiểm soát và các lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) đã và đang triển khai các biện pháp nhằm siết chặt công tác phòng, chống dịch tại cửa ngõ của đất nước.
Chiều 4/2, Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với dịch bệnh do vi rút Zika tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 2/2, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết: Hiện nay, dịch bệnh trên thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm như Zika, Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N6)... Nước ta có đường biên giới dài với các nước cùng với việc giao lưu thương mại gia tăng nên việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh qua biên giới gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nguy cơ xâm nhập và bùng phát dịch bệnh vào Việt Nam trong thời gian tới rất lớn. Đồng thời, tại Việt Nam hiện nay đang là mùa đông – xuân cùng với sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Zika và bệnh lây truyền lây truyền qua đường hô hấp.