Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang xuất hiện loại sâu keo mùa thu ở cây ngô, loại sâu này có sức tàn phá và tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến năng suất ngô. Trước tình trạng trên, ngành nông nghiệp Yên Bái đang tích cực triển khai nhiều biệp pháp nhằm hạn chế sự lây lan và giảm tối đa thiệt hại do loại sâu này gây ra.
Sau hơn 1 tháng phát hiện, đến nay việc hỗ trợ thuốc, phân cho người dân thôn Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) diệt sâu keo gây hại và chăm sóc cho trên 120 ha cây ngô vẫn chưa có.
Sau hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, sâu keo mùa thu đã xuất hiện tại tỉnh Kon Tum phá hoại hơn 120 ha ngô của người dân được người dân làng Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum trồng từ 15 đến 20 ngày. Kiểm tra thực tế cho thấy, sâu keo mùa thu gây hại nặng với mức độ khoảng 70% số cây ngô.
Ngày 7/8, ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô (bắp) với 14,6 ha.
Theo thống kê, đến thời điểm này toàn tỉnh Tuyên Quang đã gieo trồng được 3.480 ha ngô, đạt gần 88% kế hoạch vụ Hè Thu, cây ngô đang ở giai đoạn mới mọc đến 3-4 lá. Qua điều tra, theo dõi, hiện nay sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại rải rác tại các địa phương trong tỉnh, trên 112 ha ngô bị nhiễm.
Sáng 24/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô”.
Theo ông Bùi Xuân Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có trên 30 tỉnh thành phát hiện sâu keo mùa thu gây hại trên ngô. Diện tích bị nhiễm sâu keo mùa thu trên 8.100 ha; trong đó, nhiễm nặng 626 ha, tập trung tại các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang xuất hiện loại sâu keo mùa thu. Đây là loại sâu mới có sức tàn phá và lây lan nhanh trên nhiều diện tích ngô. Hiện đã có trên 1.800 ha ngô bị sâu keo mùa thu gây hại tại các huyện. Do đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Lai Châu đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để hạn chế sự lây lan và giảm thiểu thiệt hại do loại sâu bệnh này gây ra.
Đội 15, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên có 15ha ngô, là đội tập trung nhiều diện tích ngô nhất của toàn xã. Theo người dân, thời gian đầu tháng 6 đáng ra là thời điểm bà con chuẩn bị cho việc thu hoạch bắp. Thế nhưng đến nay, quá nửa diện tích ngô của người dân đội 15 đã bị sâu keo mùa thu cùng với nắng nóng kéo dài làm cho hư hại. Nhiều diện tích ngô bị sâu ăn cụt từ ngọn đến bông, gần như mất trắng; một số diện tích ngô bị hỏng nặng đã được người dân phá nhổ và trồng lại lứa mới.
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, loại “sâu keo mùa thu” hại ngô được phát hiện đầu tiên vào đầu tháng 4/2019 tại huyện Phù Yên. Đến nay, loại sâu này đã lan ra 11/12 huyện, thành phố với trên 3.000 ha ngô nhiễm sâu, gây thiệt hại nặng cho bà con nông dân. Các địa phương và ngành chức năng đang nỗ lực tìm các giải pháp phòng, trừ, hạn chế sự lây lan và thiệt hại do loại sâu này gây ra.