Bùng phát trong những tháng đầu năm 2024, dịch sâu đầu đen hại dừa tập trung tấn công các vườn dừa ở các vùng chuyên canh lớn của tỉnh Tiền Giang với diện tích gần 280 ha; trong đó, huyện Chợ Gạo trên 245 ha, huyện Tân Phú Đông trên 33ha, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, tăng trên 242 ha so với năm 2023.
Trước tình hình sâu đầu đen phát triển mạnh gây hại ở một số vườn dừa tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, ngành nông nghiệp huyện phối hợp các xã có vườn dừa bị phá hại khẩn trương triển khai kế hoạch tổng ra quân phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để hỗ trợ nông dân phòng trị sâu đầu đen hại cây dừa đang có hướng gia tăng. Hiện diện tích vườn dừa trong tỉnh bị sâu đầu đen gây hại hơn 106 ha, tại nhiều vườn dừa ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú thành phố Trà Vinh, tăng gần 10 ha so tháng 5/2024.
Ngày 28/7, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre ông Huỳnh Quang Đức cho biết, ngành chức năng đang tập trung hướng dẫn người dân nhân rộng mô hình nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh nhằm góp phần kiểm soát sâu đầu đen hạn chế diện tích lây lan mới, đồng thời tăng dần diện tích vườn dừa phục hồi trên địa bàn.
Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả tích cực.
Tỉnh Bến Tre đang triển khai quyết liệt các biện pháp phòng trừ sâu đầu đen hại dừa, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng, bảo vệ sản xuất của người trồng dừa trên địa bàn tỉnh.
Sau khi xuất hiện lần đầu và gây hại 2 ha dừa ở huyện Bình Đại thì đến nay diện tích bị hại đã tăng lên gần 150 ha và trải khắp 6 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre. Nếu không kịp thời tìm giải pháp ngăn chặn thì vườn dừa Bến Tre sẽ không còn. Cùng với việc tập trung khoanh vùng lây lan, tỉnh sẽ chú trọng giải pháp sinh học. Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam tại cuộc họp chiều 11/3, thông tin về tình hình sâu đầu đen hại dừa và phương hướng giải quyết trong thời gian tới.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 7/2020 ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đến nay sâu đầu đen đã lan rộng, tấn công gần 60ha vườn dừa ở 6 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre. Ngành nông nghiệp tỉnh đang áp dụng một số giải pháp tạm thời để tránh bùng phát dịch; đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị để nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu hiệu quả nhất.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết, trước diễn biến phức tạp của sâu đầu đen gây hại vườn dừa trên địa bàn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Ngày 9/11, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, ngành chức năng đang tập trung triển khai các biện pháp quản lý tạm thời loài sâu hại ăn lá dừa có tên khoa học Opisina Arenosella Wallker (còn gọi là sâu đầu đen) cho cán bộ địa phương và nông dân trồng dừa trong toàn tỉnh Bến Tre.