Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.
Gần đây việc ứng dụng công nghệ, quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử đã đưa sản phẩm OCOP Khánh Hòa đến tay người tiêu dùng một cách rộng rãi hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững.
Cùng với việc phát triển về số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Ngãi cũng quan tâm hỗ trợ các chủ thể trong việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; trong đó có việc số hóa các sản phẩm OCOP và đưa lên các sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Tiếp cận thị trường bằng hình thức trực tuyến đang trở thành một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và nền tảng số, kinh doanh online đã trở thành một kênh bán hàng và tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả ở Nghệ An. Đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, kết nối tiêu thụ từ đó mang lại lợi ích vượt trội về chi phí, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh là một trong những cách làm hiệu quả, được nhiều địa phương, doanh nghiệp ở Nghệ An áp dụng hiện nay.
Ngày 28/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình livestream quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nghệ An trên sàn thương mại điện tử.
Quy mô nhỏ lẻ, trình độ sản xuất và năng lực vận hành hạn chế là những rào cản tạo ra khó khăn trong triển khai bán hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương trên nền tảng số. Đi liền đó là hạ tầng cơ sở logistics, chi phí vận chuyển giao hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, từ 20-30%, thậm chí có khi tới 40% cũng đang tạo áp lực không nhỏ trong việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.
“Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023” là nội dung hội thảo do Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 15/9, tại Hà Nội.
Tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển sản phẩm OCOP Cà Mau gắn với ứng dụng công nghệ thông và chuyển đổi số. Theo đó, địa phương thực hiện xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm); chuyển giao phần mềm chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị nhằm hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Chương trình OCOP.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn diễn ra bình thường, các sản phẩm nông sản của tỉnh đảm bảo tiêu thụ tốt, không bị ứ đọng.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử là giải pháp hiệu quả mà tỉnh Nghệ An đang hướng đến nhằm tạo ra một kênh tiêu thụ an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho nông dân và các mặt hàng nông sản trên địa bàn.
Sáng 2/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI chủ đề: “Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp".
Theo thông tin từ Trung tâm Internet (VNNIC) Việt Nam, ngày 11/10, thương hiệu nông sản Vĩnh Long đã hiện diện trên internet để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tiếp cận với khách hàng cả nước hơn thông qua website chính thức của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã địa phương.
Tỉnh Kiên Giang đang hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh.
Thay vì tổ chức tuần lễ cam như những năm trước, năm nay Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) ứng dụng nền tảng công nghệ số để đưa đặc sản cam Vinh lên sàn thương mại điện tử theo phương thức trực tuyến.
Ngày 15/7, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 72 điểm cầu trong và ngoài nước.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ tháng 7 này “Tuần lễ Nông sản Việt” sẽ được tổ chức hàng tuần trong tháng trên nền tảng của sàn thương mại điện tử Sendo.vn.
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, chỉ sau 1 ngày mận hậu và xoài tròn Yên Châu của Sơn La được chính thức được mở bán trên sàn thương mại điện tử Shopee đã có gần 1 tấn mận hậu Sơn La được tiêu thụ. Đặc biệt, các sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử Shopee và các sàn khác đều được Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Ngày 21/1, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Liên minh chuyển đổi số DTS đã công bố ra mắt sàn thương mại điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao. Hoạt động này nằm trong giai đoạn 2 của dự án Go Online do hai đơn vị hợp tác triển khai trong thời gian qua.