
Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm
Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Từ lâu, bưởi Đại Minh hay còn gọi bưởi “tiến vua” đã trở thành đặc sản và niềm tự hào của người dân huyện Yên Bình (Yên Bái).
Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã góp sức người, sức của cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 50 mùa Xuân qua, âm hưởng hào hùng của một thời kháng chiến vẫn luôn cổ vũ người dân Yên Bái tự hào về truyền thống lịch sử, không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển.
Ông Đào Viết Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết, mặc dù đã gần cuối tháng 3, nhưng bất ngờ từ đêm 18/3 đến 7 giờ sáng ngày 19/3, trên đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công xuất hiện băng tuyết dày, phủ kín các cành cây.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Mù Cang Chải đã mang lại kết quả cao, trở thành điểm sáng của toàn tỉnh.
Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.
Nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái trở thành nơi tin cậy của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chuỗi liên kết để nâng cao giá trị đặc sản của nông sản, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới.
Để bảo đảm nguồn cung và khôi phục sản xuất chăn nuôi, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đẩy mạnh tái đàn theo hướng có kiểm soát; quan tâm phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.
Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.
Tối 2/2, Lễ hội Đền Đông Cuông được Khai mạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan, chiêm bái.
Ngày 28/1, UBND tỉnh Yên Bái đã có công điện hỏa tốc về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn.
Một năm mới lại đến mang theo những niềm vui và hy vọng mới cho mọi người dân. Với những gia đình nghèo, cận nghèo ở tỉnh Yên Bái, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm áp hơn khi bà con được đón Tết trong những ngôi nhà mới khang trang.
Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo phải kể đến dân tộc Dao.
Ông Lương Văn Thư, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến nhiệt độ giảm sâu, tại các đỉnh núi cao của huyện xuất hiện băng giá vào đêm 26/1.
Thời gian gần đây, do nghe theo quảng cáo trên mạng xã hội, nhiều thanh niên ở Yên Bái bị lừa bán ra nước ngoài, sau đó người thân phải nộp cả trăm triệu đồng để chuộc về.
Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.
Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.
Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ giảm sâu, tại huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) xuất hiện băng giá vào ngày 11/1.
Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tất bật chăm sóc rau xanh để đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết.
Ngày 2/1, trên địa bàn xã Thành Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ đuối nước khiến hai vợ chồng tử vong.
Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.
Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
Yên Bái là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp. Mùa mưa thường xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất ở khu vực đồi núi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, để cuộc sống người dân ổn định, tỉnh chủ động những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bão số 3 (Yagi) hồi tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái. Ngay trong thời khắc khó khăn nhất, luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau bão, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái triển khai “thần tốc” các phương án, giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm phục hồi sản xuất nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào Xuân mới 2025 ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) sẽ được tổ chức từ ngày 27/12/2024 đến 2/1/2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn du khách thập phương.