
Chuẩn y ông Trần Trí Quang giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
Ban Bí thư quyết định chuẩn y ông Trần Trí Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban Bí thư quyết định chuẩn y ông Trần Trí Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng và kết nối tour tuyến du lịch để thu hút khách.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.
Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Ngày 3/3, tỉnh Đồng Tháp đã công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
Liên tiếp 3 ngày qua, trên địa bàn tỉnh An Giang đột ngột xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào sáng sớm và chiều tối.
Đồng Tháp đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế số thông qua các giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp trải nghiệm công nghệ số; tập huấn kỹ năng chuyển đổi số; phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời xây dựng trang tin điện tử cho các hợp tác xã; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử…
Huyện Lai Vung là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có nhiều nghề truyền thống. Thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lai Vung nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng nền kinh tế thị trường.
Làng hoa, kiểng Sa Đéc, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có tên gọi ban đầu là làng hoa Tân Quy Đông, một làng hoa truyền thống hơn 100 năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa, kiểng.
Tối 16/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện tổ chức Khai mạc Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống năm 2025 với chủ đề “Bản sắc bền lâu, khắc sâu giá trị”.
Tối 14/1, tại Quảng trường thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), UBND thành phố Sa Đéc tổ chức khai mạc Lễ hội hoa xuân năm 2025 với chủ đề: Sa Đéc - Nơi bốn mùa khoe sắc.
Tại Đồng Tháp, ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt giúp tăng cường khả năng quản lý, giám sát đồng ruộng theo thời gian thực, hỗ trợ nông dân tối ưu hóa quy trình canh tác.
Tại nhiều vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), quả đang dần chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam. Năm nay, vì chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết ngay từ đầu vụ nên quả quýt non rụng nhiều. Tổng sản lượng quýt hồng của huyện Lai Vung giảm hơn so với năm trước nhưng nhìn chung chất lượng quả khá tốt. Nhà vườn trồng quýt đang tích cực chăm sóc, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Năm nay, qua khảo sát, đánh giá, tổng sản lượng quýt hồng toàn huyện ước đạt khoảng 2.000 - 2.500 tấn quả.
Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”, có gần 200 hộ sản xuất, chủ yếu là khô cá lóc, sản lượng bình quân đạt hơn 608 tấn cá khô/năm. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm. Sau khi nước lũ rút, làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp, chuần bị số lượng lớn khô phục vụ tết 2025.
Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024 với chủ đề “Kinh tế xanh - động lực mới cho phát triển" diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Đồng Tháp. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Nhằm đón đầu xu thế và phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, nhiều “starup” ở Đồng Tháp chọn khởi nghiệp xanh. Bởi điều này không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển vững chắc, bền lâu.
Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2024 tỉnh Đồng Tháp liên kết tiêu thụ gần 100.000 ha lúa. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Giá thành sản xuất lúa từ 3.721 - 3.841 đồng/kg; lợi nhuận từ 28 - 31 triệu đồng/ha, tăng từ 3,6 - 7 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2023.
Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 100 ha hoa kiểng các loại phục vụ tết năm 2025, trồng nhiều nhất là cúc mâm xôi, cúc kim cương, cúc Đài Loan, hoa hồng, cúc đồng tiền, cúc Tiger, vạn thọ...; trong đó, vụ hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay thành phố Sa Đéc chuẩn bị hơn 90.000 giỏ hoa cúc mâm xôi cho thị trường.
Ngày 10/10, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức khánh thành Nhà trưng bày Xứ Ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười.
Do ảnh hưởng mưa lớn, lũ lên nhanh kết hợp với triều cường nên đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền (đoạn thuộc phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để khắc phục tạm thời, ngăn chặn sạt lở tiếp diễn.
Những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng đời sống, tài sản, tính mạng của nhân dân. Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp tích cực ứng phó, nhất là trong mùa mưa, lũ nhằm giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.
Ông Nguyễn Văn Mách ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) khấm khá lên nhờ thực hiện mô hình “Cây xoài nhà tôi” giúp đưa cây xoài mua bán qua mạng Internet. Đây là một trong những ví dụ điển hình về hiệu quả áp dụng xã hội số trong đời sống người dân Đồng Tháp thời gian qua.
Sáng 12/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức công bố Quyết định của Thủ trướng Chính phủ công nhận huyện Lai Vung đạt chuẩn nông thôn mới.
Sáng 11/9, tại thị trấn Lấp Vò, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ trướng Chính phủ công nhận huyện Lấp Vò đạt chuẩn nông thôn mới.
Đến nay tỉnh Đồng Tháp đưa 438 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của 102 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo, Postmart, Tik Tok.
Với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, cứ đến thời gian nghỉ hè, nhiều học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp lại lên đường, đến những vùng quê của đất Sen hồng để tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Tuy với những tên gọi khác nhau nhưng suốt 25 năm qua, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè đã thực hiện nhiều công trình, phần việc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
Vụ lúa Thu Đông 2024, tỉnh Đồng Tháp tham gia thực hiện Đề án Phát triển bền vững một 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Đồng Tháp đưa diện tích canh tác theo mô hình này đến cuối năm 2024 là 20.000 ha lúa. Kết quả bước đầu thực hiện đề án giúp giảm chi phí sản xuất lúa khoảng 30% so với ruộng lúa đối chứng. Lợi nhuận mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp cao hơn ruộng lúa đối chứng hơn 2 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Bé Hai (71 tuổi) ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ăn nên làm ra với nghề sản xuất lúa giống và được người dân địa phương gọi là Hai Lúa. Từ năm 2004 đến nay, ông Hai Lúa tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, nổi bật là ông đã đóng góp và vận động các nhà hảo tâm gần xa ủng hộ kinh phí để xây dựng hơn 300 cây cầu nông thôn ở trong và ngoài địa phương, giúp việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Tỉnh Đồng Tháp sản xuất 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông trong năm với gần 500.000 ha; trong đó, sử dụng thịnh hành nhất là giống lúa OM 18, được nhiều nông dân ưa chuộng vì giúp tăng thu nhập trong thời gian qua. Đặc biệt, ngoài giá trị kinh tế cao tại thị trường nội địa, gạo từ giống lúa OM 18 đạt chuẩn xuất khẩu. Hiện tỉnh Đồng Tháp cũng đã xây dựng mô hình vùng nguyên liệu giống lúa OM 18 để sản xuất phục vụ xuất khẩu.