Nghị quyết được thông qua quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố) về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý.
Đối tượng áp dụng là: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Về quản lý đất đai, Nghị quyết nêu rõ, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Về quản lý đầu tư, theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công.
Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý, theo Nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức tối đa không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.
Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định...
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018. Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2020, tổng kết thực hiện Nghị quyết này báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.
Nghị quyết cũng nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là: Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện chính sách động viên hợp lý; bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia ngân sách hợp lý, tạo điều kiện cho Thành phố có nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo định hướng của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo Thành phố sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội; xây dựng dự thảo, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Về quản lý đất đai, Nghị quyết nêu rõ, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Về quản lý đầu tư, theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công.
Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý, theo Nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức tối đa không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.
Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định...
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018. Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2020, tổng kết thực hiện Nghị quyết này báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.
Nghị quyết cũng nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là: Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện chính sách động viên hợp lý; bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia ngân sách hợp lý, tạo điều kiện cho Thành phố có nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo định hướng của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo Thành phố sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội; xây dựng dự thảo, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để biểu quyết thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN |
* Cũng trong chiều 24/11, với 91,45% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Nghị quyết thông qua một số chỉ tiêu của Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sau đây gọi là Dự án) như sau: Tổng mức đầu tư dự án là 22.938 tỷ đồng.
Diện tích đất thu hồi là 5.399,35 ha. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021.
Nghị quyết giao Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng thu nhập trên cơ sở bảo đảm hài hòa với các dự án đã thực hiện trên địa bàn.
Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã được thu hồi nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng của Cảng hàng không quốc tế Long Thành và có trách nhiệm giao lại đất theo tiến độ triển khai dự án; ưu tiên cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp thực hiện các công việc sau đây: Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Hội đồng thẩm định Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án; rà soát đơn giá bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm công bằng giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân.
Cùng với đó là quy hoạch, thiết kế các lô đất nền của khu tái định cư, suất tái định cư tối thiểu phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân có đất bị thu hồi;
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ổn định cuộc sống của người dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đất bị thu hồi;
Khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân thuộc diện di dời, giải tỏa;
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai thực hiện dự án; kịp thời xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và những vấn đề phát sinh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong triển khai thực hiện dự án.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN