Đối với giảm biên chế hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, Quảng Trị thực hiện sắp xếp lại các đơn vị. Cụ thể, tỉnh giảm 2 sở từ 19 sở xuống còn 17 sở; giảm 5 chi cục từ 16 chi cục xuống còn 11 chi cục; giảm 39 phòng chuyên môn cấp tỉnh, từ 143 phòng xuống còn 104 phòng; giảm 19 phòng cấp huyện từ 112 xuống còn 93 phòng. Tương tự, để giảm công chức cấp xã, tỉnh sáp nhập 23 xã, thị trấn; trong đó 21 xã, thị trấn không đạt 50% về hai tiêu chí diện tích và dân số, 1 xã có dân số dưới 1.000 người, 1 xã có diện tích dưới 3 km2. Sau khi sáp nhập, tỉnh giảm được 19 đơn vị cấp xã, đồng thời giảm được 378 người.
Về việc giảm biên chế đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh Quảng Trị tinh giản theo từng giai đoạn. Theo đó, đến năm 2021 tỉnh giảm 1.786 biên chế; giai đoạn 2021 - 2025 giảm 1.607 biên chế; giai đoạn 2025 - 2030 giảm 1.447 biên chế. Số biên chế tinh giản ở các đơn vị sự nghiệp công lập là do sắp xếp bộ máy và chuyển đổi cơ chế tài chính. Trong đó, tỉnh giảm 188 đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời giao quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện, thực hiện cổ phần hóa đối với các đơn vị tự chủ về tài chính.
Về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là việc khó, bởi làm sao số lượng giảm nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động phải tăng, phải được nâng lên. Việc này còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, đảng viên, là việc hệ trọng và nhạy cảm. Do vậy các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao nhận thức và đồng thuận chung trong thực hiện các Nghị quyết. Từng cơ quan, đơn vị phải có đề án cụ thể, khoa học và trách nhiệm; thực hiện tốt quy chế dân chủ, bàn bạc công khai về kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để mỗi cán bộ công chức, viên chức biết và cùng thực hiện trên cơ sở xuất phát từ lợi ích chung, căn cứ vị trí việc làm và căn cứ vào sự đánh giá đúng cán bộ. Quá trình thực hiện cần chống thiên vị nể nang, sự tác động tiêu cực từ bên ngoài, có như vây mới tránh được tình trạng "người kém ở lại, người giỏi ra đi".
Về việc giảm biên chế đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh Quảng Trị tinh giản theo từng giai đoạn. Theo đó, đến năm 2021 tỉnh giảm 1.786 biên chế; giai đoạn 2021 - 2025 giảm 1.607 biên chế; giai đoạn 2025 - 2030 giảm 1.447 biên chế. Số biên chế tinh giản ở các đơn vị sự nghiệp công lập là do sắp xếp bộ máy và chuyển đổi cơ chế tài chính. Trong đó, tỉnh giảm 188 đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời giao quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện, thực hiện cổ phần hóa đối với các đơn vị tự chủ về tài chính.
Về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là việc khó, bởi làm sao số lượng giảm nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động phải tăng, phải được nâng lên. Việc này còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, đảng viên, là việc hệ trọng và nhạy cảm. Do vậy các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao nhận thức và đồng thuận chung trong thực hiện các Nghị quyết. Từng cơ quan, đơn vị phải có đề án cụ thể, khoa học và trách nhiệm; thực hiện tốt quy chế dân chủ, bàn bạc công khai về kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để mỗi cán bộ công chức, viên chức biết và cùng thực hiện trên cơ sở xuất phát từ lợi ích chung, căn cứ vị trí việc làm và căn cứ vào sự đánh giá đúng cán bộ. Quá trình thực hiện cần chống thiên vị nể nang, sự tác động tiêu cực từ bên ngoài, có như vây mới tránh được tình trạng "người kém ở lại, người giỏi ra đi".
Nguyên Lý