Tác động đến mọi lĩnh vực
Tỉnh Quảng Trị có thế mạnh nông nghiệp là trồng các cây lúa nước, tiêu, cà phê, cao su, cây dược liệu, keo… Tuy vậy, diện tích và năng suất không ổn định do ảnh hưởng của hạn hán và lụt, bão. Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên, khó dự đoán và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng. Do sự bất thường của thời tiết, làm một số vùng đất thường xuyên bị ngập như xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Ái, Triệu Giang (huyện Triệu Phong); Hải Hòa, Hải Thành, Hải Quế, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Tân (huyện Hải Lăng); phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh (thành phố Đông Hà)… Nghiêm trọng nhất là cơn bão số 10/2017 đã làm diện tích cây trồng lâu năm (cao su, hồ tiêu) bị ảnh hưởng trên 3.273 ha; các loại cây nông sản bị tàn phá hơn 582 ha, cây ăn quả tập trung 142 ha.
Do lượng mưa hàng năm phân bố ít vào mùa khô kiệt nên sự xâm nhập mặn tại hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải xảy ra rất nghiêm trọng. Kết quả quan trắc giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, độ mặn tại các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến Cửa Việt của sông Thạch Hãn và điểm cách cầu Hiền Lương 2 km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải có độ mặn dao động từ 0,05 - 32‰. Chất lượng nước của các điểm này bị nhiễm mặn nên không đảm bảo cung cấp cho tưới tiêu. Chỉ tính riêng vụ đông xuân 2016, đã có gần 1.500 ha đất lúa hè thu không thể sản xuất do không có nước tưới. Diện tích này sẽ còn tăng lên trong điều kiện nắng nóng và gió Lào xảy ra khốc liệt, trong đó địa phương có nguy cơ khô hạn nặng nhất là huyện Gio Linh hơn 550 ha, Vĩnh Linh 400 ha, Đakrông 200 ha, Cam Lộ 100 ha...
Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn kéo dài nhiều năm làm số lượng và thành phần cấu trúc của các loài thân mềm, hai mảnh vỏ, giáp xác và nhiều loài cá thuộc hai hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn đã giảm sút rõ rệt so với những thập niên trước đây.
Không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp, biến đổi khí hậu còn gây thiệt hại không nhỏ cho lĩnh vực giao thông vận tải. Vào mùa mưa, một số tuyến đường giao thông thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm 2100 khi mực nước biển dâng 51-63 cm, trên địa bàn Quảng Trị có khoảng 2,67% chiều dài quốc lộ và 8,23% chiều dài tỉnh lộ sẽ bị ngập lụt thường xuyên, đường sắt sẽ bị ảnh hưởng khoảng 0,21%.
Đặc biệt, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước, cũng như trữ lượng nước ngọt. Lượng mưa tập trung cao vào mùa mưa và có địa hình dốc cuốn theo chất rắn lơ lửng làm suy giảm chất lượng nước. Mặt khác, do ảnh hưởng của hạn hán làm suy giảm trữ lượng nước ngọt một cách nghiêm trọng, làm xâm nhập mặn kéo dài cộng với nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước ngọt từ nguồn nước ngầm tăng cao làm tăng độ thấm các chất gây ô nhiễm như chất hữu cơ, phân bón, vi sinh vật. Do đó, chất lượng nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm đáng kể.
Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị khoảng 700 triệu m3, trong khi đó tổng dự trữ các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 200 triệu m3, lượng nước tại các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải chịu ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn.
Nâng cao hiệu quả công tác lồng ghép
Trong những năm qua, công tác lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành đã được UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Việc lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu đã phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển, cũng như kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 có tính đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Cam Lộ, huyện đảo Cồn Cỏ; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kết quả lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành trong tỉnh cũng thu được hiệu quả cao, trong đó công tác dự báo, cảnh báo sớm tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn trên phạm vi toàn tỉnh, cũng như diễn biến các đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại, nắng nóng gay gắt… được kịp thời; công tác bảo vệ hệ thống đê điều, hồ chứa, cơ sở hạ tầng cụm, tuyến dân cư, khu neo đậu tàu thuyền, kè chống sạt lở, trồng rừng cũng được thực hiện tốt.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả trên, công tác lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Trị còn một số khó khăn, tồn tại, như nội dung lồng ghép còn chưa cụ thể hóa một cách toàn diện. Nhu cầu về nguồn vốn thực hiện các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch rất lớn trong khi sự hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh còn hạn chế khi phải cân đối vốn cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhận thức của cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn chưa coi trọng phát triển bền vững, nên ảnh hưởng đến công tác ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ. Việc tổ chức thực hiện chưa chủ động, cương quyết, chủ trương xã hội hóa chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.
Để nâng cao hiệu quả lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Quảng Trị cần đề ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, dựa trên cơ sở khoa học, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa, tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội và các yếu tố rủi ro của biến đổi khí hậu. Cụ thể là nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật về lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh, hài hòa với các chính sách quốc gia.
Đồng thời tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức và nguồn nhân lực để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, báo cáo, thẩm định trong các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế. Xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà khoa học vào hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thiết lập cơ chế hỗ trợ cộng đồng dân cư, khuyến khích tổ chức phi chính phủ tham gia vào các hoạt động này.
Quảng Trị nên thành lập Ủy ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu và Văn phòng Ban Chỉ đạo phát triển bền vững, tăng trưởng xanh do Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị làm ủy viên. Cần quy định các chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng cho Ủy ban và Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Sở, ban, ngành, huyện, thị để nâng cao hiệu quả điều phối lồng ghép. Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng Ban Chỉ đạo cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo kế hoạch; cụ thể hóa các văn bản quy phạm, các chủ trương, chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện kiểm tra, đôn đốc, bổ sung các nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của địa phương…
Tỉnh Quảng Trị có thế mạnh nông nghiệp là trồng các cây lúa nước, tiêu, cà phê, cao su, cây dược liệu, keo… Tuy vậy, diện tích và năng suất không ổn định do ảnh hưởng của hạn hán và lụt, bão. Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên, khó dự đoán và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng. Do sự bất thường của thời tiết, làm một số vùng đất thường xuyên bị ngập như xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Ái, Triệu Giang (huyện Triệu Phong); Hải Hòa, Hải Thành, Hải Quế, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Tân (huyện Hải Lăng); phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh (thành phố Đông Hà)… Nghiêm trọng nhất là cơn bão số 10/2017 đã làm diện tích cây trồng lâu năm (cao su, hồ tiêu) bị ảnh hưởng trên 3.273 ha; các loại cây nông sản bị tàn phá hơn 582 ha, cây ăn quả tập trung 142 ha.
Do lượng mưa hàng năm phân bố ít vào mùa khô kiệt nên sự xâm nhập mặn tại hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải xảy ra rất nghiêm trọng. Kết quả quan trắc giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, độ mặn tại các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến Cửa Việt của sông Thạch Hãn và điểm cách cầu Hiền Lương 2 km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải có độ mặn dao động từ 0,05 - 32‰. Chất lượng nước của các điểm này bị nhiễm mặn nên không đảm bảo cung cấp cho tưới tiêu. Chỉ tính riêng vụ đông xuân 2016, đã có gần 1.500 ha đất lúa hè thu không thể sản xuất do không có nước tưới. Diện tích này sẽ còn tăng lên trong điều kiện nắng nóng và gió Lào xảy ra khốc liệt, trong đó địa phương có nguy cơ khô hạn nặng nhất là huyện Gio Linh hơn 550 ha, Vĩnh Linh 400 ha, Đakrông 200 ha, Cam Lộ 100 ha...
Tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư để khôi phục và phát triển nghề nuôi tôm ở vùng ven biển, vốn bị thiệt hại nặng nề do sự cố môi trường biển xảy ra cách nay hai năm vào tháng 4 và tháng 5/2016. Trong ảnh: Ao được kè bờ và lắp đặt máy sục khí để nuôi tôm. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN |
Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn kéo dài nhiều năm làm số lượng và thành phần cấu trúc của các loài thân mềm, hai mảnh vỏ, giáp xác và nhiều loài cá thuộc hai hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn đã giảm sút rõ rệt so với những thập niên trước đây.
Không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp, biến đổi khí hậu còn gây thiệt hại không nhỏ cho lĩnh vực giao thông vận tải. Vào mùa mưa, một số tuyến đường giao thông thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm 2100 khi mực nước biển dâng 51-63 cm, trên địa bàn Quảng Trị có khoảng 2,67% chiều dài quốc lộ và 8,23% chiều dài tỉnh lộ sẽ bị ngập lụt thường xuyên, đường sắt sẽ bị ảnh hưởng khoảng 0,21%.
Đặc biệt, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước, cũng như trữ lượng nước ngọt. Lượng mưa tập trung cao vào mùa mưa và có địa hình dốc cuốn theo chất rắn lơ lửng làm suy giảm chất lượng nước. Mặt khác, do ảnh hưởng của hạn hán làm suy giảm trữ lượng nước ngọt một cách nghiêm trọng, làm xâm nhập mặn kéo dài cộng với nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước ngọt từ nguồn nước ngầm tăng cao làm tăng độ thấm các chất gây ô nhiễm như chất hữu cơ, phân bón, vi sinh vật. Do đó, chất lượng nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm đáng kể.
Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị khoảng 700 triệu m3, trong khi đó tổng dự trữ các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 200 triệu m3, lượng nước tại các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải chịu ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn.
Nâng cao hiệu quả công tác lồng ghép
Trong những năm qua, công tác lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành đã được UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Việc lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu đã phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển, cũng như kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 có tính đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Cam Lộ, huyện đảo Cồn Cỏ; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kết quả lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành trong tỉnh cũng thu được hiệu quả cao, trong đó công tác dự báo, cảnh báo sớm tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn trên phạm vi toàn tỉnh, cũng như diễn biến các đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại, nắng nóng gay gắt… được kịp thời; công tác bảo vệ hệ thống đê điều, hồ chứa, cơ sở hạ tầng cụm, tuyến dân cư, khu neo đậu tàu thuyền, kè chống sạt lở, trồng rừng cũng được thực hiện tốt.
Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Quảng Trị đầu tư trên 72 tỷ đồng để xây dựng gần 13 km bờ kè tại khu vực các con sông đang bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự an toàn và đất sản xuất của hàng trăm hộ dân. Trong ảnh: Bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở nghiêm trọng sẽ được xây dựng bờ kè. Ảnh: Nguyên Lý - TTXVN |
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả trên, công tác lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Trị còn một số khó khăn, tồn tại, như nội dung lồng ghép còn chưa cụ thể hóa một cách toàn diện. Nhu cầu về nguồn vốn thực hiện các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch rất lớn trong khi sự hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh còn hạn chế khi phải cân đối vốn cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhận thức của cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn chưa coi trọng phát triển bền vững, nên ảnh hưởng đến công tác ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ. Việc tổ chức thực hiện chưa chủ động, cương quyết, chủ trương xã hội hóa chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.
Để nâng cao hiệu quả lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Quảng Trị cần đề ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, dựa trên cơ sở khoa học, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa, tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội và các yếu tố rủi ro của biến đổi khí hậu. Cụ thể là nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật về lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh, hài hòa với các chính sách quốc gia.
Đồng thời tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức và nguồn nhân lực để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, báo cáo, thẩm định trong các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế. Xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà khoa học vào hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thiết lập cơ chế hỗ trợ cộng đồng dân cư, khuyến khích tổ chức phi chính phủ tham gia vào các hoạt động này.
Quảng Trị nên thành lập Ủy ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu và Văn phòng Ban Chỉ đạo phát triển bền vững, tăng trưởng xanh do Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị làm ủy viên. Cần quy định các chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng cho Ủy ban và Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Sở, ban, ngành, huyện, thị để nâng cao hiệu quả điều phối lồng ghép. Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng Ban Chỉ đạo cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo kế hoạch; cụ thể hóa các văn bản quy phạm, các chủ trương, chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện kiểm tra, đôn đốc, bổ sung các nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của địa phương…
Song Tùng