Quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trên nền tảng số

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2/2021 đạt gần 11.000 lượt người, giảm 38,3% so với tháng trước và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng của năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 28.700 lượt người, giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước.

Quang ba ve dep dat nuoc, con nguoi Viet Nam tren nen tang so hinh anh 1Quảng bá du lịch Việt Nam trên nền tảng số YouTube . Ảnh: laodong.vn

Hiện Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam; lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm 2021 dự kiến là một năm tiếp tục khó khăn đối với ngành du lịch. Tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến việc nối lại du lịch quốc tế, khả năng phục hồi của ngành du lịch toàn cầu rất thấp.

Mặc dù được ghi nhận là một trong những quốc gia phòng chống COVID-19 hiệu quả nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chịu tác động sâu sắc của dịch bệnh. Các khu, điểm du lịch, di tích, điểm tham quan, vui chơi giải trí trong nước nhiều lần phải đóng cửa. Doanh nghiệp du lịch ngày càng khó khăn.

Tổng cục Du lịch đã đề xuất lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Trong đó, Tổng cục Du lịch tập trung thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động. Ngành du lịch tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch. Bên cạnh đó, ngành phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch; triển khai chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Thời gian qua, dù bối cảnh dịch bệnh nhưng Tổng cục Du lịch vẫn tiến hành các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên nền tảng số. Hai clip truyền thông du lịch Việt Nam với chủ đề “Việt Nam – Đất nước, con người” và “Việt Nam – Điểm đến Văn hóa và Ẩm thực” trên nền tảng YouTube đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng và nhanh chóng vượt mốc 1 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.

Đây là 2 clip nằm trong chương trình truyền thông du lịch Việt Nam trên nền tảng số do Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) thực hiện với sự đồng hành, hỗ trợ của Tập đoàn Google và Vinpearl. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng như Khoai Lang Thang, Chan La Cà, Hoa hậu H’Hen Niê, Fly Around Vietnam, Flycam 4K, Minh Travel, Opps Banana…đã hợp tác cùng chương trình. Chương trình gồm nhiều video clip của các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng. Du khách có thể truy cập kênh YouTube chính thức của Tổng cục Du lịch và tìm kiếm theo 5 playlist tương ứng với 5 loại hình du lịch chủ đạo của Việt Nam gồm: Du lịch sinh thái, văn hóa, biển đảo, ẩm thực và di sản...

Thanh Giang

Tin liên quan

Đồng Tháp: Phát triển gần 100 điểm du lịch cộng đồng

Hiện tỉnh Đồng Tháp phát triển gần 100 điểm du lịch cộng đồng, nhiều nhất là huyện Lai Vung, Tam Nông, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc. Nhiều nhà vườn trồng các loại cây ăn trái đặc sản hoặc làng nghề gắn với du lịch như nhãn ở huyện Châu Thành, quýt hồng ở huyện Lai Vung, xoài ở Cao Lãnh, sen ở huyện Tháp Mười, làng nghề trồng hoa kiểng ở thành phố Sa Đéc,...hình thành điểm du lịch miệt vườn, miệt đồng, hấp dẫn du khách đến tham quan.


Bình Thuận tập trung phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch

Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động du lịch cả nước nói chung và du lịch Bình Thuận nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa đưa hoạt động du lịch ổn định, năm 2021, ngành Du lịch Bình Thuận tập trung phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác hiệu quả thị trường nội địa.


Bạc Liêu vừa phòng dịch COVID-19 vừa phát triển du lịch

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu (từ ngày 23 tháng Chạp đến hết mùng 5 Tết), lượng khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể, có khoảng 95.000 lượt người, trong đó khoảng 8.150 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú. Doanh thu dịch vụ du lịch của tỉnh đạt khoảng 17,5 tỷ đồng.


Lễ hội đua thuyền đuôi én - không gian văn hóa đậm đặc nét Thái cổ ở Mường Lay

Nằm phía bắc của tỉnh Điện Biên, thị xã Mường Lay là nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh Điện Biên - Lai Châu. Nhắc đến Mường Lay, người ta nghĩ ngay đến một thị xã có diện tích nhỏ nhất so với các thị xã khác trên toàn quốc với địa giới hành chính gồm 2 phường và 1 xã. Mường Lay nằm gọn trong một thung lũng hẹp, dài, vùng ngã ba sông- nơi hội tụ, hợp lưu của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trong tiến trình phát triển lâu dài, với đặc trưng đa dạng dân tộc, thị xã Mường Lay được xem là cái nôi, trung tâm văn hóa của người Thái, ngành Thái trắng vùng Tây Bắc.


Nhiều hoạt động quan trọng trong Năm Du lịch Quốc gia 2021

Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2020 nhưng dịch COVID-19 đã khiến các chương trình, kế hoạch tổ chức bị hoãn lại. Trong điều kiện dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và ngăn chặn ở Việt Nam, Ninh Bình tiếp tục được chọn đăng cai các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2021. Để tổ chức thành công sự kiện này, mới đây UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2021.



Đề xuất