Trên tạp chí Clinical Chemistry số ra ngày 1/10, công trình nghiên cứu đã khẳng định công nghệ mới mang tính cách mạng này sẽ chỉ cần vài giọt máu để xét nghiệm. Đồng tác giả nghiên cứu Zhang Wei, Phó giáo sư của Đại học Northwestern cho biết khám phá trên sẽ cách mạng hóa việc xác định nhanh chóng nguy cơ biến chứng nguy hiểm đối với hàng trăm triệu bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới. Đáng chú ý, các nhà khoa học tại Đại học Northwestern còn sử dụng công nghệ mới để phát hiện ung thư gan. Công nghệ này hiện cũng đang được thử nghiệm đối với các bệnh ung thư chính khác.
Ước tính khoảng 2/3 trong tổng số 424 triệu bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới đã tử vong vì biến chứng mạch máu. Phát hiện sớm các biến chứng này sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị, từ đó kiểm soát diễn biến nghiêm trọng của bệnh hoặc ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán hiện nay, trong đó có phân tích chỉ số cơ thể, thời gian mắc bệnh, đều có sai sót và không giúp phát hiện biến chứng sớm.
Theo nghiên cứu, biện pháp mới sẽ chỉ cần 3-5 ml máu để xét nghiệm ADN của bệnh nhân thông qua việc sử dụng dấu ấn sinh học vô cùng nhạy cảm trong máu. Theo đó, nếu bệnh nhân bị biến chứng, mạch máu bị ảnh hưởng sẽ giải phóng ADN mới vào dòng máu. Nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra đối với 62 bệnh nhân tiểu đường (trong đó có 12 bệnh nhân không bị biến chứng và 50 người bị biến chứng mạch máu). Kết quả cho thấy xét nghiệm máu có thể giúp xác định được những bệnh nhân có biến chứng chính xác hơn so với các phương pháp chẩn đoán hiện nay.
Ước tính khoảng 2/3 trong tổng số 424 triệu bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới đã tử vong vì biến chứng mạch máu. Phát hiện sớm các biến chứng này sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị, từ đó kiểm soát diễn biến nghiêm trọng của bệnh hoặc ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán hiện nay, trong đó có phân tích chỉ số cơ thể, thời gian mắc bệnh, đều có sai sót và không giúp phát hiện biến chứng sớm.
Theo nghiên cứu, biện pháp mới sẽ chỉ cần 3-5 ml máu để xét nghiệm ADN của bệnh nhân thông qua việc sử dụng dấu ấn sinh học vô cùng nhạy cảm trong máu. Theo đó, nếu bệnh nhân bị biến chứng, mạch máu bị ảnh hưởng sẽ giải phóng ADN mới vào dòng máu. Nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra đối với 62 bệnh nhân tiểu đường (trong đó có 12 bệnh nhân không bị biến chứng và 50 người bị biến chứng mạch máu). Kết quả cho thấy xét nghiệm máu có thể giúp xác định được những bệnh nhân có biến chứng chính xác hơn so với các phương pháp chẩn đoán hiện nay.
Đặng Ánh