Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Phú Yên đầu tư hơn 89 tỷ đồng, trong đó 55 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhóm dự án gồm: quy hoạch chi tiết vùng nuôi; nâng cấp hạ tầng vùng nuôi; đầu tư sản xuất giống và quan trắc môi trường, dịch bệnh; chuyển giao công nghệ, thương mại và xúc tiến đầu tư Tỉnh Phú Yên chủ trương không tăng diện tích mặt nước vùng nuôi; phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô nhân rộng, không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm. Tỉnh cũng sẽ tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
Phú Yên chủ trương không tăng diện tích mặt nước vùng nuôi; phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô nhân rộng, không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm. Ảnh minh họa: hoinongdan.org.vn |
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Phú Yên thực hiện các giải pháp ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để xây dựng nền tảng cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững giai đoạn tiếp theo. Theo đó, diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ giảm từ 2.028 ha (2016) xuống còn 1.943 ha nhưng sản lượng từ 6.760 tấn tăng lên 9.950 tấn; tương tự sản lượng tôm hùm từ 650 tấn tăng lên 950 tấn. Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ không tăng nhưng sản lượng đạt 11.250 tấn; có 27.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm với sản lượng 1.200 tấn. Ngoài ra, tỉnh Phú Yên có kế hoạch đưa diện tích sản xuất giống hơn 55 ha với sản lượng 6 tỷ con tôm giống nước lợ và 18.000 lồng ương nuôi tôm hùm với sản lượng 2 triệu con. Vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên tập trung tại hai huyện Đông Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu. Năm 2016, sản lượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú đạt 6.760 tấn và tôm hùm đạt 650 tấn./.
Thế Lập