Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi An toàn khu Chợ Đồn

Di tích đồi Nà Pậu thuộc Khu di tích ATK Chợ Đồn - Nơi Bác Hồ sống và làm việc đầu năm 1951. Nguồn: backan.gov.vn
Di tích đồi Nà Pậu thuộc Khu di tích ATK Chợ Đồn - Nơi Bác Hồ sống và làm việc đầu năm 1951. Nguồn: backan.gov.vn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2175/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi An toàn khu Chợ Đồn ảnh 1Di tích đồi Nà Pậu thuộc Khu di tích ATK Chợ Đồn - Nơi Bác Hồ sống và làm việc đầu năm 1951. Nguồn: backan.gov.vn

Theo phê duyệt, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích khoảng 16.872 ha gồm toàn bộ diện tích 3 xã: Lương Bằng có 5.750 ha, xã Nghĩa Tá có 3.994 ha, xã Bình Trung có 7.128 ha và khu vực cảnh quan xung quanh, cộng đồng dân cư gắn với di tích.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị các điểm di tích thành phần, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng An toàn khu liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn (Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 17/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ); bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn thông qua các cụm di tích, di tích hiện còn nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.

Đồng thời, làm cơ sở cho việc khai thác các di tích lịch sử-văn hóa, điểm tham quan, danh lam thắng cảnh của khu vực trở thành điểm hành hương về nguồn, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta; điểm tham quan văn hóa-lịch sử hấp dẫn của tỉnh Bắc Kạn và vùng Việt Bắc, gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Xác định ranh giới, khoanh vùng bảo vệ di tích; chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu vực dân cư và khu vực bảo vệ môi trường; quy hoạch tổ chức không gian, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích…

Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch gồm: nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; xác định đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích; xác định quan điểm, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của quy hoạch; xác định chỉ tiêu thống kê làm cơ sở dự báo phát triển các chỉ tiêu kinh tế-xã hội khu vực quy hoạch trong quá trình quản lý di tích; định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới...

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm