Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Công Thuật nhấn mạnh: Những năm tiếp theo, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đe dọa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hậu quả của sự cố môi trường biển gây ra vẫn còn, trong khi mức xuất phát điểm của kinh tế địa phương còn khá thấp, tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, nguồn vốn đầu tư hạn chế... Những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Các địa phương chú trọng đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi “phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Đồng thời, tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, hiệu quả, bền vững; rà soát quy hoạch nông nghiệp, giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan; nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chất lượng về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động sản xuất, tạo bước đột phá quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển...
Trong 10 năm qua, Quảng Bình đã triển khai thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, chặt chẽ, huy động được cả hệ thống chính trị cùng đông đảo người dân tham gia và đạt nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 24,2% năm 2008 xuống còn 18,4% năm 2017. Nông nghiệp giữ mức tăng trưởng ổn định và phát triển; sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Khai thác hải sản phát triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo; nuôi trồng theo hướng thâm canh. Lâm nghiệp từng bước xã hội hóa, rừng được bảo vệ tốt hơn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới có hiệu quả được nhân rộng, hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao và thân thiện môi trường.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; thu nhập bình quân năm 2017 đạt 24,84 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (hết năm 2017 là 9,48%). Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào rộng khắp, đạt nhiều kết quả tốt, nhất là khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, tự giác tham gia của nhân dân. Hiện Quảng Bình có 52 xã đạt nông thôn mới, chiếm 38,2% (toàn quốc chiếm 34,4%).
Hội nghị đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề về: đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại cho hiệu quả và tăng khả năng cạnh; giải quyết bất cập về an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường; tăng sự gắn kết giữa công nghiệp, dịch vụ với sản xuất nông nghiệp…
Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tặng Bằng khen 7 tập thể và 4 cá nhân có thành tích trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Công Thuật tặng Bằng khen cho 4 cá nhân có thành tích trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: Võ Dung-TTXVN. |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình lưu ý các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Các địa phương chú trọng đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi “phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Đồng thời, tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, hiệu quả, bền vững; rà soát quy hoạch nông nghiệp, giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan; nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chất lượng về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động sản xuất, tạo bước đột phá quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển...
Trong 10 năm qua, Quảng Bình đã triển khai thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, chặt chẽ, huy động được cả hệ thống chính trị cùng đông đảo người dân tham gia và đạt nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 24,2% năm 2008 xuống còn 18,4% năm 2017. Nông nghiệp giữ mức tăng trưởng ổn định và phát triển; sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Khai thác hải sản phát triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo; nuôi trồng theo hướng thâm canh. Lâm nghiệp từng bước xã hội hóa, rừng được bảo vệ tốt hơn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới có hiệu quả được nhân rộng, hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao và thân thiện môi trường.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Công Thuật tặng Bằng khen cho 7 tập thể có thành tích trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: Võ Dung-TTXVN. |
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; thu nhập bình quân năm 2017 đạt 24,84 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (hết năm 2017 là 9,48%). Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào rộng khắp, đạt nhiều kết quả tốt, nhất là khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, tự giác tham gia của nhân dân. Hiện Quảng Bình có 52 xã đạt nông thôn mới, chiếm 38,2% (toàn quốc chiếm 34,4%).
Hội nghị đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề về: đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại cho hiệu quả và tăng khả năng cạnh; giải quyết bất cập về an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường; tăng sự gắn kết giữa công nghiệp, dịch vụ với sản xuất nông nghiệp…
Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tặng Bằng khen 7 tập thể và 4 cá nhân có thành tích trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Võ Dung