Phát hiện tế bào miễn dịch tiềm năng điều trị ung thư

Phát hiện tế bào miễn dịch tiềm năng điều trị ung thư

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc và Singapore đã xác định được dạng tế bào miễn dịch thông thường trở thành “đồng phạm” của bệnh ung thư, do đó việc nhằm vào chúng có thể là liệu pháp hữu dụng điều trị ung thư.

Các nhà khoa học phát hiện bạch cầu trung tính (Neutrophil) đã hỗ trợ sự phát triển của khối u. Bạch cầu trung tính chiếm số lượng khá lớn trong tổng số bạch cầu trong cơ thể, đóng vai trò phản ứng đầu tiên với nhiễm trùng và vết thương đồng thời cũng có xu hướng tập trung xung quanh khối u.

Thử nghiệm trên chuột ung thư tuyến tụy, các nhà khoa học nhận thấy khi bị khối u xâm nhập, bạch cầu trung tính sẽ biến đổi thành tập hợp tế bào sống lâu gọi là T3. Những tế bào T3 này trở thành “kẻ phản bội” cơ thể bằng cách thúc đẩy các mạch máu mới phát triển, giúp khối u tồn tại ở những nơi có lượng oxy thấp và chất dinh dưỡng hạn chế. Theo các nhà khoa học, việc làm suy yếu các tế bào T3 hoặc làm giảm khả năng hoạt động của chúng có thể ức chế sự phát triển của khối u.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Bệnh viện Renji thuộc Trường Y của Đại học Giao thông Thượng Hải và Mạng lưới miễn dịch Singapore. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học “Science” ngày 12/1.

Luyến Viên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm