Các khối u ung thư là tập hợp các nhóm tế bào bất thường tạo thành và có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Sự sống của bệnh nhân phụ thuộc vào sự phát triển, kích cỡ của khối u và khu vực bị ảnh hưởng. Nhiều năm qua, hầu hết các nghiên cứu của giới khoa học cố gắng nhằm vào xử lý một gen gọi là MYC, được biết đến là loại gen thúc đẩy sự phát triển khối u trong nhiều loại ung thư khi gien này bị đột biến hoặc phát triển quá mức. Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Nature Cell Biology, một nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Pennsylvania cho biết đã xác định được chuỗi phản ứng hóa sinh mới hoạt động như một đối tác của MYC và có thể là "gót chân Achilles" của gen này.
Chuỗi phản ứng hóa sinh nói trên liên quan đến một protein được gọi là ATF4, Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi họ ngăn chặn protein ATF4 trong các tế bào hoặc trên chuột thí nghiệm, các tế bào ung thư sẽ cố để sản sinh ra protein này và sự cố gắng quá sức sẽ khiến các tế bào ung thư tự chết. Điều này đã được kiểm chứng ở những con chuột mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết hoặc ung thư ruột.
Các nhà khoa học cho biết họ đang tiếp tục nghiên cứu để khẳng định cách tiếp cận này không gây bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, và kết quả này có thể mở ra hướng đi mới đối với việc chữa trị các bệnh ung thư ở người.
Chuỗi phản ứng hóa sinh nói trên liên quan đến một protein được gọi là ATF4, Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi họ ngăn chặn protein ATF4 trong các tế bào hoặc trên chuột thí nghiệm, các tế bào ung thư sẽ cố để sản sinh ra protein này và sự cố gắng quá sức sẽ khiến các tế bào ung thư tự chết. Điều này đã được kiểm chứng ở những con chuột mắc bệnh ung thư hệ bạch huyết hoặc ung thư ruột.
Các nhà khoa học cho biết họ đang tiếp tục nghiên cứu để khẳng định cách tiếp cận này không gây bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, và kết quả này có thể mở ra hướng đi mới đối với việc chữa trị các bệnh ung thư ở người.
Ngọc Hà