Chiều 2/10, tại thành phố Cần Thơ, Cục Trồng trọt phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.
Phương thức sản xuất cà phê hữu cơ đã giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tiết giảm được chi phí, nhờ đó năng cao lợi nhuận cho dòng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.
Ngày 8/6, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, đơn vị vừa áp dụng biện pháp giữ người trong tình trạng khẩn cấp đối với ông H.T.Đ, sinh năm 1975, thường trú thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chỗ ở hiện tại phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.
Ngày 27/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị “Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long”.
Cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt, sáng 9/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật; bổ sung quy định về quản lý chất lượng giống theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đổi mới phương thức quản lý theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng bảo đảm chặt chẽ, có phân biệt quy định quản lý đối với các giống cây trồng chính với các loại cây trồng khác.
Mùa mưa ở nước ta thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, đây là thời điểm sản xuất vụ hè - thu (HT) và thu - đông (TĐ). Do nhiều trở ngại về thời tiết, khí hậu nên năng suất 2 vụ này thường không được cao như vụ đông - xuân (ĐX) dẫn đến nông dân tăng cường sử dụng phân bón với mong muốn đem lại năng suất cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thừa phân có thể không cải thiện sản lượng mà ngược lại còn gây tác động xấu đến cây, môi trường và gia tăng kinh phí đầu tư.
Sau hai năm triển khai, nhà máy phân bón NPK công nghệ tháp cao tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên với công suất 60.000 tấn/năm đã được khánh thành. Tổng vốn đầu tư nhà máy này là hơn 200 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina và vốn hỗ trợ khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngày 21/3/2017, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm đưa sản phẩm phân bón mang thương hiệu “Đầu Trâu” vào thị trường Campuchia.
Việc đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất nông nghiệp, hạn chế dần việc sử dụng phân bón vô cơ, hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, thân thiện với môi trường đã được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm. Theo đó, các ngành, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh, ứng dụng đưa vào sản xuất cây ăn quả, rau tại các địa phương trong tỉnh và đã có những kết quả khả quan.
Việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế VAT đang khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón gặp khó khăn chồng chất do chi phí tăng lên, giá phân bón cũng không giảm như kì vọng.