Ông Đỗ Mỹ Tân - Người đam mê nghệ thuật hát Bả Trạo

Ông Đỗ Mỹ Tân - Người đam mê nghệ thuật hát Bả Trạo
Thế đứng, hướng nhìn, động tác cầm phách giữ nhịp hát chính của ông Tổng mũi luôn được ông Đỗ Mỹ Tân chỉnh sửa cẩn thận. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
Thế đứng, hướng nhìn, động tác cầm phách giữ nhịp hát chính của ông Tổng mũi luôn được ông Đỗ Mỹ Tân chỉnh sửa cẩn thận. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Cách cầm mái chèo của ông Tổng lái cũng được ông Đỗ Mỹ Tân ân cần chỉ bảo. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
Cách cầm mái chèo của ông Tổng lái cũng được ông Đỗ Mỹ Tân ân cần chỉ bảo. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Ông Đỗ Mỹ Tân đã có hàng chục năm gắn bó với nghệ thuật hát Bả trạo. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
Ông Đỗ Mỹ Tân đã có hàng chục năm gắn bó với nghệ thuật hát Bả trạo.
Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN

Theo ông Tân, hát Bả trạo là hình thức văn hóa đặc thù, kết hợp giữa múa dân gian với dân ca truyền thống Nam Trung Bộ, thể hiện tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân ven biển. Để dàn dựng một tiết mục hát Bả trạo, ông Tân phải tuyển chọn 13 thanh niên, 3 người có giọng hát tốt sẽ đóng vai ông Tổng mũi, ông Tổng khoang và ông Tổng lái. Dưới sự hướng dẫn của ông Tân, một tiết mục hát Bả trạo sẽ hoàn thành trong khoảng 10 ngày để phục vụ lễ hội Cầu ngư.

Niềm đam mê văn hóa truyền thống của ông Đỗ Mỹ Tân đã góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Bả trạo. Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN
Niềm đam mê văn hóa truyền thống của ông Đỗ Mỹ Tân đã góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Bả trạo. Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN

Không chỉ nghiên cứu, sưu tầm những bài hát Bả trạo cổ, ông Tân còn sáng tác lời mới nói về các tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, việc đóng những con tàu vỏ thép để vươn khơi xa, tiếp nối truyền thống giữ gìn chủ quyền quốc gia của bà con ngư dân… Niềm đam mê nghệ thuật truyền thống của ông Tân đang góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Bả trạo - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 
Đỗ Trưởng

Có thể bạn quan tâm