Tổng thống Nga Vladimir Putin.
|
Năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã buộc Mỹ phải từ bỏ chiến dịch chống lại Bashar Assad. Năm 2014, Nga nhận lấy Crimea mà không hề gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía phương Tây. Rõ ràng là "trên phương diện truyền thông và quan hệ công chúng, Nga và Vladimir Putin mạnh nhất, không có đối thủ ngang tài ngang sức trên toàn thế giới”, ông Ronn Torosyan nhận xét.
Trong vụ bê bối cách đây chưa lâu xung quanh cuộc tấn công của người Mỹ vào RT (trước đây là Russia Today), David Kramer - thành viên Viện thủ lĩnh quốc tế McCain (International Institute of Leadership McCain) - đã đăng tải bài viết dài lê thê chống Nga trên tờ Washington Post. Trong bài báo với tiêu đề "Đã đến lúc phương Tây ném ra lời thách đấu với cỗ máy tuyên truyền của Putin”, Kramer tán dương việc phong tỏa tài sản khoản có của RT, trong đó bỏ qua chi tiết quan trọng rằng kênh truyền hình này không phải là sở hữu của Nhà nước Nga. Tiếp theo, ông ta còn nhầm ngớ ngẩn khi lẫn lộn với Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" vốn không phải là cơ cấu gắn kết với RT.
Như nhận xét của Torosyan, Kramer cố chặn họng những người phê bình, đồng thời xới lên mối hận thù với sự trợ giúp của thành kiến và thiếu hiểu biết. Ông ta chẳng nhọc công kiểm tra những khẳng định riêng, mặc dù luận chứng là yêu cầu quan trọng trong cuộc chiến ngôn từ, lại càng đặc biệt nếu đó là cuộc đối đầu với bên phản biện rất thông minh từ nước Nga.
Trên cột báo tác giả, bà Margarita Simonyan Trưởng Biên tập của RT đã có câu trả lời dí dỏm rằng: "Tính đến chuyện tài sản của RT không phải là của Nhà nước, động tác phong tỏa sẽ được xếp thứ hạng cao về mức độ bất hợp pháp… Nhưng ở đây nào ai quan tâm đến luận chứng-sự kiện hay là tính hợp pháp làm gì? Khi người ta nói về việc buộc RT im tiếng và trừng phạt Nga, thì bất kỳ phương pháp nào cũng tốt”. Tiếp theo, bà Simonyan bổ sung: "Do sự oái oăm của số phận, những lời kêu gọi hạn chế hoạt động của RT lại vang lên từ cửa miệng những nhân vật thường ưa ca ngợi những giá trị đa nguyên và nền dân chủ. Bây giờ chính họ muốn chặn tiếng nói hiếm hoi nêu quan điểm khác, dám đi ngược lại dòng tin bài thực hiện theo tuyến nhận đồ bố thí”.
|
Andrew Lack, người đứng đầu Hội đồng Mỹ quản lý việc phát sóng (BBG), trong cuộc phỏng vấn của The New York Times đã nói như sau: “Hôm nay chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ phía các tổ chức như kênh truyền hình Russia Today quảng bá quan điểm của mình, cũng như "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Trung Đông và các nhóm như "Boko Haram".
"Đặt cơ quan tuyên truyền Nga ngang hàng với IS vốn khét tiếng vì vô số tội ác dã man tra tấn, hãm hiếp, chặt đầu và hành hạ tù nhân - nói một cách nhẹ nhất cũng là không trung thực. Đó là thái độ vô trách nhiệm và thiếu suy nghĩ, ngoài ra, điều đó cho thấy thực trạng thiếu chuẩn bị của nước Mỹ cho chính sách đối ngoại thách thức mà nó ném ra trước mặt nước Nga", tác giả Ronn Torosyan tiếp tục đánh giá.
Bộ máy tuyên truyền của ông Putin đang vượt mặt bộ máy tuyên truyền của Mỹ trên tất cả các phương diện, tác động rõ rệt đến báo chí truyền thông Mỹ cũng như những người Mỹ bình thường. Phương tiện truyền thông được Điện Kremlin tài trợ đang chuyển tải quan điểm của Nga đến đại chúng Mỹ thông qua Internet và những tấm biển quảng cáo ở Manhattan, tác động đến thái độ của người Mỹ đối với chính sách của Mỹ ở Iraq, Syria và Ukraine.
Có một sự thật giản đơn và không thể phủ nhận là vị nguyên thủ Nga đã khéo léo sử dụng phương tiện truyền thông thế giới, và kết quả là lần thứ ba tạp chí Forbes vinh danh ông Vladimir Putin là nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong khi Obama "khua lưỡi kiếm mỏng", người Nga dùng xe tăng và máy bay.
"Hãy hình dung cảnh giao đấu của một ông vua Mỹ lõa lồ trong khi Putin cởi trần cưỡi trên lưng ngựa”, Torosyan viết.
Kết luận, tác giả Ronn Torosyan bày tỏ hy vọng rằng vị Tổng thống kế tiếp của Mỹ sẽ có ý tưởng và hình dung mới về chiêu thức tuyên truyền, quan hệ công chúng.
Báo Tin Tức