Nơi ấy là Trường Sa

Cờ Tổ quốc tung bay trên nóc xuồng máy chở cán bộ, chiến sỹ từ tàu Trường Sa 571 lên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Cờ Tổ quốc tung bay trên nóc xuồng máy chở cán bộ, chiến sỹ từ tàu Trường Sa 571 lên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất của quân và dân sinh sống, làm việc giữa khơi xa. Sức sống Trường Sa hôm nay cũng chính là sức sống trường tồn, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Quần đảo Trường Sa thật gần gũi, thân quen như dải đất liền nối dài và mỗi chúng ta lại càng thêm yêu quý, khâm phục những người lính Hải quân ngày đêm tô thắm vẻ đẹp cho biển đảo quê hương, nguyện vì bình yên của đồng bào, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 1Cờ Tổ quốc tung bay trên nóc xuồng máy chở cán bộ, chiến sỹ từ tàu Trường Sa 571 lên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Sức sống Trường Sa

Cùng với Đoàn công tác số 4 do Quân chủng Hải quân tổ chức vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2021, chúng tôi có dịp đặt chân lên các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa, Đá Nam, Đá Thị, Đá Đông C, Đá Tây A, Cô Lin và Nhà giàn DK 1/8. Thật khó có thể diễn tả hết những tình cảm của các thành viên Đoàn công tác dành cho cán bộ, chiến sỹ mỗi khi đến vùng đất thiêng liêng này. Những cái bắt tay thật chặt, những bức ảnh chụp chung, những lời hỏi thăm ân cần cùng những phần quà ý nghĩa của những người đến từ đất liền dành cho quân dân Trường Sa thật gần gũi, ấm áp.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 2Đời sống người dân sống trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ngày càng tốt hơn, trẻ em được chăm sóc đầy đủ về các mặt y tế, giáo dục.... Ảnh: Phan Sáu – TTXVN

Điều đặc biệt ấn tượng với mỗi người trong đoàn chính là vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa giữa biển khơi hôm nay đã thay da đổi thịt, khoác lên mình “chiếc áo mới”. Các công trình quốc phòng kết hợp với kinh tế, phục vụ dân sinh như sân bay, âu tàu, trạm xá; các công trình nhà truyền thống, nhà văn hóa, đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đền thờ Bác Hồ, tượng đài Trần Hưng Đạo, công viên Võ Nguyên Giáp, hệ thống chùa ở các đảo được thiết kế hài hòa mang đậm nét truyền thống, kiến trúc dân tộc... xen lẫn màu xanh của những cây phong ba, dừa. Cùng với đó là hệ thống năng lượng sạch ở mỗi đảo, điểm đảo, đảm bảo cung cấp điện thắp sáng, sinh hoạt cho quân và dân.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 3Bệnh xá Nam Yết, quần đảo Trường Sa khang trang, sạch đẹp đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh cho quân và dân trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phan Sáu – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 4Trước cổng Chùa Trường Sa, tại Thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà), cờ Tổ quốc được treo ở vị trí trang trọng. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Anh Nguyễn Thế Hùng Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa vui mừng cho biết: Đảo Song Tử Tây ngày càng đổi mới, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, bảo đảm cho các hộ dân sinh sống và lực lượng đảo sẵn sàng chiến đấu.

Lần thứ ba ra thăm quần đảo Trường Sa, chị Trần Thị Nguyệt Ánh (phóng viên Báo Hà Nội mới) chia sẻ, cảm xúc trong chị vẫn nguyên vẹn như lần đầu. Đi đến đâu, chị và Đoàn công tác cũng được cán bộ, chiến sỹ và người dân đón tiếp nhiệt tình, nồng hậu. Chị thấy mình rất may mắn và quá đỗi tự hào khi được lãnh đạo cơ quan và Quân chủng Hải quân tạo điều kiện để có nhiều chuyến công tác đến với vùng biển đảo không phải ai cũng có cơ hội đặt chân đến. “Khắp các đảo mà tôi đi qua, từ những đảo chìm đến đảo nổi, từ Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết đến Đá Thị, Đá Tây… giờ đây đã không còn khó khăn như trước. Nhà cửa khang trang, cây xanh tươi tốt, điện sáng, nước ngọt đủ đầy. Để có được những điều này, cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và cả những hy sinh của biết bao con người”, chị Nguyệt Ánh xúc động nói.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 5Trên đảo Sinh Tồn hệ thống đường sá được kiên cố hóa, giúp nâng cao đời sống của quân và dân nơi đây. Ảnh: Phan Sáu – TTXVN

Quần đảo Trường Sa giữa muôn trùng sóng biếc, thổ nhưỡng chủ yếu là cát và san hô nên khả năng giữ nước của cây xanh rất hạn chế. Mặc khác, trên đảo khí hậu quanh năm nắng gió, mưa bão, do đó chỉ có một số cây xanh thích ứng được như: bàng vuông, phong ba… Vì vậy, để có được những Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa, Đá Nam, Đá Thị, Đá Đông C, Đá Tây A và Cô Lin… sáng, xanh, sạch, đẹp, vững chãi giữa Biển Đông hôm nay, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã phải mang từ đất liền ra từng hòn đất nhỏ, từng hạt giống, nhành cây và chắt chiu, tiết kiệm từng giọt nước ngọt quý giá, hết lòng chăm chút, ươm mầm xanh cho tương lai. Dưới bàn tay chăm sóc của họ, mỗi mầm xanh lớn lên tươi tốt, không chỉ tạo cảnh quan, bóng mát cho đảo, một số loài cây còn làm thực phẩm thiết yếu cho cán bộ, chiến sĩ.

Nhiều người lần đầu đi ra thăm cán bộ, chiến sỹ nơi hải đảo không khỏi trầm trồ, thán phục trước nghị lực, ý chí, lòng kiên trung của những người lính Hải quân nơi đây. Họ không những vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, nỗi cô đơn, nhớ nhà, cùng những khó khăn, vất vả nơi đầu sóng ngọn gió mà còn biết tạo ra những niềm vui cho mình giữa biển khơi như: làm những công trình thanh niên, xây dựng cảnh quan môi trường, củng cố doanh trại, trồng rau, tăng gia, cải thiện đời sống...

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 6Rau xanh trên các đảo được các chiến sĩ trồng và chăm sóc trong nhà kính để đảm bảo phát triển tốt dưới thời tiết khắc. Ảnh: Phan Sáu – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 7Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được trang bị hệ thống năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu về điện cho các đảo. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Trung sỹ Nguyễn Văn Thiện, làm việc tại đảo Đá Nam, quần đảo Trường Sa cho biết, ngoài việc học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, mỗi chiến sỹ trên đảo đều tích cực tăng gia sản xuất. Giữa mênh mông trùng dương, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, không phải loại rau xanh nào cũng trồng được. Vào mùa hè, chỉ trồng các loại rau ngắn hạn, qua tháng 6 mới triển khai việc trồng cây dài hạn phục vụ nhu cầu thực phẩm của đơn vị. “Trên đảo thiếu nước ngọt, các chiến sỹ phải làm giàn che để bảo vệ sóng dâng đập vào vườn rau. Ngoài ra, phải tận dụng nước rửa rau, rửa bát để tưới cây. Mỗi chiến sỹ đều trân trọng từng bao đất, hạt giống từ đất liền mang ra và chăm bón chúng để trở thành những luống rau xanh ngon nhất”, Trung sỹ Nguyễn Văn Thiện tâm sự.

Hướng tới sự kiện trọng đại của đất nước

Đoàn công tác ra thăm đảo đúng dịp đất nước đang chuẩn bị diễn ra sự kiện trọng đại, Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trên các đoạn đường nội bộ, dãy nhà ở của các đảo, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, cờ Tổ quốc đỏ thắm xen lẫn trong những bóng cây xanh được treo trang trọng để chuẩn bị cho Ngày Bầu cử. Danh sách cử tri, các quy định bầu cử cũng được niêm yết công khai tại trụ sở các đảo để cán bộ, chiến sĩ, người dân tiện theo dõi. Khắp các đảo, nhân dân, ngư dân và cán bộ, chiến sĩ đang háo hức chờ đến ngày bỏ phiếu.

Thượng tá Đinh Văn Cường, Chính trị viên đảo Trường Sa cho biết: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị lớn của đất nước nên đã thu hút sự quan tâm của cán bộ, chiến sỹ và người dân nơi đảo xa. Mọi công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đã hoàn tất. “Với đặc thù là thị trấn Trường Sa, tại các điểm bầu cử, chúng tôi chuẩn bị danh sách và thẻ cử tri dự bị để sẵn sàng ghi tên phục vụ những ngư dân đánh bắt thủy sản trong khu vực không có điều kiện trở về đất liền trong ngày bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình. Thị trấn Trường Sa đang quản lý hành chính với nhiều điểm đảo phân tán, do đó trong ngày bầu cử sẽ có tàu đến từng điểm đảo phối hợp để mọi cử tri đều được thực hiện quyền công dân của mình”, Thượng tá Đinh Văn Cường cho biết.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 8Chiến sỹ Nguyễn Xuân Quý – đảo Đá Tây A (quần đảo Trường Sa) nghiêm trang đứng gác dưới cờ Tổ quốc. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Ngoài không khí vui tươi chờ đón Ngày hội non sông, đến mỗi đảo, các thành viên trong Đoàn công tác còn cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống của những người chiến sỹ Hải quân nơi đây. Với họ, "Ðảo là nhà, biển là quê hương", họ cùng chung ý chí, đoàn kết, gương mẫu trong đời sống, sáng tạo trong lao động sản xuất và mưu trí, quả cảm, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hết phiên canh gác cột mốc chủ quyền biển đảo Tổ quốc - Đá Thị, Trung sỹ Đào Duy Hưng quê ở thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) chia sẻ, nhận nhiệm vụ công tác ở đảo từ 3 tháng trước, hiện anh đã thích nghi với cuộc sống học tập, rèn luyện trên đảo. “Ai cũng hỏi thăm về cuộc sống của chúng em và dặn dò phải làm thật tốt nhiệm vụ, góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi người có một trách nhiệm, nhiệm vụ khác nhau và với công việc của mình, em thấy vui và tự hào vì là người lính Hải quân nhân dân Việt Nam”, Trung sỹ Đào Duy Hưng cười hạnh phúc nói.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 9Chiến sỹ đảo Thuyền Chài C giao lưu văn nghệ với đoàn cán bộ, chiến sỹ từ đất liền ra thăm đảo. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim

Trong những ngày sắp kết thúc hải trình, chúng tôi đã chứng kiến ngư dân của tàu cá Ninh Thuận NT90504 TS vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa. Bệnh nhân được chẩn đoán bị đột quỵ trong trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân cơ bản đã ổn định. Được sự hội chẩn của các bác sỹ Trung tâm và bác sỹ Bệnh viện Quân y 175, Trưởng đoàn công tác số 4 quyết định đưa ngư dân lên tàu HQ571 cùng hải trình trở về với chúng tôi để điều trị. Có thể nói, giữa muôn trùng sóng biếc, mỗi người lính quân y luôn là điểm tựa của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Họ cũng như những người lính, mỗi năm lại từ đất liền luân phiên ra với đảo, đảm bảo cho công tác chăm sóc, sức khỏe, cứu chữa kịp thời những ca bệnh hiểm nghèo. Họ ra đảo công tác với một trái tim yêu Tổ quốc vô bờ bến và sẵn sàng nhận nhiệm vụ cứu chữa những người gặp nạn trên biển bất cứ lúc nào.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 10Cờ Tổ quốc tung bay trên đảo Cô Lin - quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà). Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 11Quần đảo Trường Sa - nơi đón tiếp và hỗ trợ cho ngư dân vươn khơi bám biển.Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Ngoài làm công việc cứu người, chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên quần đảo Trường Sa, những người lính quân y còn đi đầu trong công tác phòng, chống dịch tại các đảo. Tình hình dịch bệnh dù diễn biến phức tạp song quần đảo Trường Sa sẽ luôn bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội và người dân, quyết tâm không để dịch COVID-19 thâm nhập và lây lan trong đơn vị.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, những năm qua, Đảng, Nhà nước cùng quân dân cả nước đã dành cho Trường Sa nhiều tình cảm, cùng chung tay xây dựng quần đảo vững mạnh toàn diện. Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cho biết: “Được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân cả nước và cả kiều bào ta ở nước ngoài, hiện nay quần đảo Trường Sa đã khang trang hơn. Với ý thức và trách nhiệm, chúng tôi sẽ xây dựng quần đảo Trường Sa mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết tình quân dân”.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 12Cờ Tổ quốc tung bay phấp phới khi hai xuồng của tàu Trường Sa 571 cập mạn trên đảo Cô Lin. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 13Chuẩn đô đốc Phan Tuấn Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng cán bộ, chiến sỹ thả vòng hoa hình cờ Tổ quốc xuống biển tưởng niệm các liệt sỹ đã hi sinh trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 14Cờ Tổ quốc trên nóc tàu Trường Sa 571 tung bay phấp phới dưới ánh trăng khi tàu đi trên vùng biển gần đảo Song Tử Tây – quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà). Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN


Giữa muôn trùng sóng gió, xa đất liền, cuộc sống còn nhiều khó khăn, Trường Sa vẫn luôn sáng lên tinh thần bất tử, lớp lớp những người lính Hải quân nối tiếp nhau bảo vệ gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, để Trường Sa mãi mãi là điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển, là phên dậu, là tai mắt của Việt Nam trên Biển Đông, giữ vững bình yên cho mọi người:

“Trường Sa...
Mảnh đất quê hương nơi giữa muôn trùng,
từng bão giông gió mưa mịt mùng,
mà vẫn luôn sáng nơi chân trời, cùng với bao chàng trai ra nơi ấy,
Ngăn sóng gió biên thùy. Nơi ấy là Trường Sa”.

Nơi ấy là Trường Sa ảnh 15Đoàn duyệt đội ngũ mang lá “Cờ Quyết thắng đảo Song Tử Tây” đi ngang qua cột mốc đảo Song Tử Tây trong lễ chào cờ trên đảo ngày 28/4/2021 . Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Nơi ấy là Trường Sa ảnh 16Chiến sỹ đảo Song Tử Tây phất cờ ra hiệu hướng dẫn xuồng máy chở cán bộ, chiến sỹ từ tàu Trường Sa 571 lên thăm đảo Song Tử Tây. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Kết thúc hải trình 10 ngày trên quần đảo Trường Sa, lời bài hát “Nơi ấy là Trường Sa” cứ mãi vang vọng bên chúng tôi. Được đến thăm và chứng kiến sự kiên trung, can trường của cán bộ, chiến sĩ cùng người dân nơi hải đảo xa xôi, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, từ đó lan toả tinh thần yêu nước, tình yêu biển đảo quê hương, trân trọng hòa bình tới bạn bè, người thân. Luôn hướng về Trường Sa, đó không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm để mỗi người chúng ta có những việc làm thiết thực, góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Phan Sáu - Sỹ Tuyên - Thắng Trung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

Sáng 30/3, ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, sáng 29/3, trên tuyến đường Quốc lộ 3B, đoạn đi qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư (huyện Na Rì) xuất hiện hố sụt lún lớn, nằm giữa dải phân cách, có chiều dài 7m, chiều sâu khoảng 5m, dưới đáy hố sụt có nước.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 30/3/2025: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 30/3, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế tàu cá bị cháy. Ảnh: TTXVN phát

Cháy tàu cá đang neo đậu trên sông Nhật Lệ

Lúc 11 giờ 15 phút ngày 29/3, một tàu cá của ngư dân xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) trong lúc đang neo đậu trên sông Nhật Lệ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.

Triển khai xây mới nhà ở cho Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Cần Thơ hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát trước dịp Lễ 30/4

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố mở rộng sơ kết công tác quý 1 và triển khai nhiệm vụ công tác quý 2/2025 do Thành ủy Cần Thơ tổ chức ngày 28/3, ông Trần Phú Lộc Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết: Cần Thơ phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trước ngày 30/4 để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Sáng 28/3 tại tỉnh Kon Tum, Bộ Công an tổ chức Lễ ra quân khởi công đồng loạt xây dựng, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Tây Nguyên; trao tặng nhà mới cho đồng bào và bàn giao kinh phí hỗ trợ. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực tham dự buổi lễ.

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát 2025, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, hỗ trợ các hộ trong quá trình sửa chữa, xây mới; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân từ kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu... để giúp đỡ các gia đình khó khăn với tinh thần: "Ai có gì giúp nấy, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít, ai có công giúp công, ai có của giúp của".