Theo ông Phạm Đình Cư,Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp cho biết: Chợ hoa đào phai Đông Sơn,Tam Điệp, Xuân Mậu Tuất 2018 được tổ chức nhằm phát triển, giới thiệu, quảng bá và mua bán sản phẩm hoa đào phai của các làng nghề đào phai Đông Sơn gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bước đầu tạo địa điểm, thị trường ngay trên địa bàn xã giúp nhân dân giao lưu, trao đổi, mua bán các sản phẩm của địa phương, đặc biệt là hoa đào phai dịp Tết Nguyên đán; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng đào phai của người dân địa phương.
Tại chợ hoa đào phai Đông Sơn, Tam Điệp Xuân Mậu Tuất 2018, ngoài hoạt động giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hoa đào phai, UBND xã Đông Sơn cũng tổ chức chấm điểm, bình chọn các cây đào, cành đào đẹp năm 2018 đến từ 10 làng nghề trồng đào phai trong xã. Đây là những cây đào, cành đào đẹp, được lựa chọn từ các làng nghề trồng đào. Các cây đào dự thi không chỉ tuân thủ các yếu tố tạo hình nghệ thuật của nghệ thuật sinh vật cảnh mà các thế cây còn có sự kết hợp hài giữa nét đẹp tự nhiên và yếu tố văn hóa tâm linh.
Cây đào phai được người dân xã Đông Sơn trồng từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Những năm gần đây, đào phai Đông Sơn, thành phố Tam Điệp được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh yêu thích, lựa chọn để trưng bày, trang trí tại gia đình, cơ quan, trong dịp Tết đến, Xuân về. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, tạo thế cho cây đào Đông Sơn ngày càng được nâng lên. Hiện toàn xã có khoảng 150 ha đào phai, cho người trồng đào tổng thu nhập trong năm 2017 khoảng 9,17 tỷ đồng.
Chợ hoa đào phai Đông Sơn-Tam Điệp Xuân Mậu Tuất 2018 diễn ra đến hết ngày 12/2 (tức ngày 27 tháng Chạp).
Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, vùng đất được mệnh danh là thủ phủ đào phai của tỉnh Ninh Bình lại nhộn nhịp hẳn lên. Trong nhiều năm trở lại đây, người dân Đông Sơn đã nhạy bén với thị trường Tết, phát triển diện tích trồng đào và đưa cây đào phai trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong ảnh: Đốt gốc đào trước khi cắm sẽ làm cho cành đào tươi lâu hơn và ra hoa đẹp hơn. Ảnh: Ninh Đức Phương - TTXVN |
Tại chợ hoa đào phai Đông Sơn, Tam Điệp Xuân Mậu Tuất 2018, ngoài hoạt động giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hoa đào phai, UBND xã Đông Sơn cũng tổ chức chấm điểm, bình chọn các cây đào, cành đào đẹp năm 2018 đến từ 10 làng nghề trồng đào phai trong xã. Đây là những cây đào, cành đào đẹp, được lựa chọn từ các làng nghề trồng đào. Các cây đào dự thi không chỉ tuân thủ các yếu tố tạo hình nghệ thuật của nghệ thuật sinh vật cảnh mà các thế cây còn có sự kết hợp hài giữa nét đẹp tự nhiên và yếu tố văn hóa tâm linh.
Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, vùng đất được mệnh danh là thủ phủ đào phai của tỉnh Ninh Bình lại nhộn nhịp hẳn lên. Trong nhiều năm trở lại đây, người dân Đông Sơn đã nhạy bén với thị trường Tết, phát triển diện tích trồng đào và đưa cây đào phai trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong ảnh: Một cành đào được nhà vườn đưa ra thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Ảnh: Ninh Đức Phương - TTXVN |
Cây đào phai được người dân xã Đông Sơn trồng từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Những năm gần đây, đào phai Đông Sơn, thành phố Tam Điệp được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh yêu thích, lựa chọn để trưng bày, trang trí tại gia đình, cơ quan, trong dịp Tết đến, Xuân về. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, tạo thế cho cây đào Đông Sơn ngày càng được nâng lên. Hiện toàn xã có khoảng 150 ha đào phai, cho người trồng đào tổng thu nhập trong năm 2017 khoảng 9,17 tỷ đồng.
Chợ hoa đào phai Đông Sơn-Tam Điệp Xuân Mậu Tuất 2018 diễn ra đến hết ngày 12/2 (tức ngày 27 tháng Chạp).
Thùy Dung
TTXVN