Tỏi là loại gia vị yêu thích của nhiều người, có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người |
Tỏi không nên kết hợp với trứng vì khi tỏi chiên quá cháy sẽ tạo ra chất độc |
Thịt gà kị với tỏi: Theo Đông y, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt). Thế nên việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị. Trong trường hợp bị kiết lị do ăn gà với tỏi, bạn hãy nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Tỏi cấm kị kết hợp với cá trắm: Cá trắm là loại cá rất bổ dưỡng, thịt chắc và ngon. Tuy nhiên, khi chế biến món cá này, bạn không nên ướp cá trắm với tỏi, chỉ nên ướp với gừng và thì là. Cá trắm có vị ngọt, tính bình, không hợp với tỏi có tính nóng. Khi ăn cá trắm với tỏi sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, có thể sinh sinh ra sán.
Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
Thịt chó ăn với tỏi sẽ gây khó tiêu, chướng bụng |
Những lưu ý khi chế biến tỏi Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu. Nhưng ăn tỏi cho đúng cách không phải ai cũng biết. Lương y Đinh Công Bảy hướng dẫn: "Tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý. Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút. Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi". |
Theo giadinh.net.vn