Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết

Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết

1. Khi bị mắc nghẹn

Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 1
Nếu bạn đang mắc nghẹn, trước hết hãy bình tĩnh và bắt đầu ho mạnh. Nếu không hiệu quả, hãy tự đấm vào khu vực giữa bụng và phần dưới của xương sườn. Nếu điều này cũng không có tác dụng, hãy tì cơ thể vào ghế (hoặc bất kỳ vật nào khác cao bằng eo của bạn). Lặp lại thao tác cho đến khi vật làm bạn bị nghẹn rơi ra.

2. Nếu bị đau tim

Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 2
Nếu bạn hoặc bất cứ ai xung quanh bạn đang bị đau tim, ngay lập tức gọi xe cứu thương. Nhớ rằng tuyệt đối đừng hoảng sợ trước khi bác sĩ đến. Trước khi uống thuốc đau tim, người bị nạn cần thở sâu và ho. Hít thở sâu sẽ đưa oxy vào phổi và ho kích thích ngực, giúp khôi phục nhịp tim và giữ cho đến khi xe cứu thương đến.

3. Gặp người bị bất tỉnh

Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 3
Hãy gọi xe cứu thương và sơ cứu tại chỗ bằng cách nghiêng đầu người trở lại nhẹ nhàng rồi nâng cằm và nghe xem người đó còn thở không. Sau đó, bạn quỳ xuống bên cạnh người bị nạn và đặt một bàn tay lên má như trong hình. Nếu bạn nghi ngờ người đó bị chấn thương cột sống, không di chuyển người đó mà chỉ mở miệng nhẹ nhàng để khí thoát ra.

4. Bị rắn độc cắn

Nơi bị rắn độc cắn sẽ rất đau đớn, máu nhanh chóng chuyển thành đỏ thẫm, thậm chí còn pha một chút xanh. Sau đó vết thương sẽ sưng phồng còn nạn nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, sốt, mờ mắt, buồn nôn... Tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng lúc này bạn không nên hút máu độc ra, vì nếu miệng lúc đó đang bị thương, độc tố có thể tiếp cận não bộ nhanh hơn. Thay vào đó, nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chữa trị. Tuy nhiên, nếu như bị cắn ở giữa nơi heo hút không có người, lựa chọn duy nhất của bạn là hút máu độc. Trong trường hợp buộc phải hút, bạn nên thực hiện điều đó càng sớm càng tốt, sau đó súc miệng thật sạch sẽ. Ngoài ra, không được bịt chặt vết thương, vì nếu độc tập trung tại một chỗ, khu vực ấy gần như chắc chắn sẽ bị hoại tử. Hãy để máu chảy, nó sẽ mang theo một phần độc tố ra ngoài.
Nơi bị rắn độc cắn sẽ rất đau đớn, máu nhanh chóng chuyển thành đỏ thẫm, thậm chí còn pha một chút xanh. Sau đó vết thương sẽ sưng phồng còn nạn nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, sốt, mờ mắt, buồn nôn...
Tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng lúc này bạn không nên hút máu độc ra, vì nếu miệng lúc đó đang bị thương, độc tố có thể tiếp cận não bộ nhanh hơn. Thay vào đó, nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chữa trị.
Tuy nhiên, nếu như bị cắn ở giữa nơi heo hút không có người, lựa chọn duy nhất của bạn là hút máu độc. Trong trường hợp buộc phải hút, bạn nên thực hiện điều đó càng sớm càng tốt, sau đó súc miệng thật sạch sẽ.
Ngoài ra, không được bịt chặt vết thương, vì nếu độc tập trung tại một chỗ, khu vực ấy gần như chắc chắn sẽ bị hoại tử. Hãy để máu chảy, nó sẽ mang theo một phần độc tố ra ngoài.

5. Khi bị động vật cắn

Dù bị con gì cắn, thì việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Hãy nhớ, miệng của các loài động vật là một ổ vi khuẩn. Chúng sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ cao. Trong trường hợp thấy vết thương chảy máu rất lâu, sau đó sưng tấy đỏ thì hãy cẩn thận. Có thể sinh vật vừa cắn bạn đã mắc phải bệnh dại. Nếu như sau đó bạn bị sốt, vết thương thì ngứa điên đảo, khả năng ấy là trên 90%. Bệnh dại có thể gây chết người trong vòng 4 - 7 ngày, nên bạn sẽ phải đến bệnh viện để tiêm vaccine trong vòng 1 - 3 ngày kể từ khi bị cắn.
Dù bị con gì cắn, thì việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Hãy nhớ, miệng của các loài động vật là một ổ vi khuẩn. Chúng sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ cao.
Trong trường hợp thấy vết thương chảy máu rất lâu, sau đó sưng tấy đỏ thì hãy cẩn thận. Có thể sinh vật vừa cắn bạn đã mắc phải bệnh dại. Nếu như sau đó bạn bị sốt, vết thương thì ngứa điên đảo, khả năng ấy là trên 90%.
Bệnh dại có thể gây chết người trong vòng 4 - 7 ngày, nên bạn sẽ phải đến bệnh viện để tiêm vaccine trong vòng 1 - 3 ngày kể từ khi bị cắn.

6. Cách băng bó vết thương

Những phút đầu tiên sau tai nạn xảy ra và trước khi xe cứu thương đến là vô cùng quan trọng. Băng bó đúng cách có thể cứu sống một người. Dưới đây là một số lời khuyên cho những tình huống khác nhau:
 

Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 6
Cánh tay bị gãy nên được cố định trước khi xe cứu thương đến. Buộc một miếng vải quanh cổ và giữ cánh tay ở một vị trí cố định. Đồng thời, cảnh báo cho người khác rằng người đó bị thương
Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 7
Cách băng này sẽ rất hữu ích trong trường hợp của đầu gối chấn thương, nó giúp cố định khớp gối. Bạn có thể sử dụng băng co giãn cho loại chấn thương này
Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 8
Băng hình số 8 được sử dụng để cố định các khớp nhỏ hơn hoặc để băng bó vết thương ở bàn tay
Những kỹ năng cứu người đơn giản nhưng ai cũng cần phải biết ảnh 9
Đây là cách có thể được sử dụng trong trường hợp bị tổn thương ngực hoặc gãy xương đùi

Theo danviet.vn

Có thể bạn quan tâm