Bài 2 (Tiếp theo và hết): Tình người bên trong khu cách ly
Vượt qua nỗi sợ hãi
“Thú thực ban đầu chúng mình cũng lo lắng lắm. Thời điểm khi xác định hai người nhiễm bệnh thì vẫn chưa có một thông tin chính xác nào về đường lây truyền, sự nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nên chúng mình rất hoang mang. Ngoài bảo hộ rất kỹ trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân, chúng mình về nhà không dám gần gũi với người thân, có những người mẹ không dám ôm hôn con mình, có những người con không dám nắm tay bố mẹ già, có những người chồng không dám lại gần vợ đang mang bầu bởi lỡ như khiến người thân của mình lây bệnh thì chúng mình sẽ trở thành tội đồ”, bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Còn bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi nghe thông tin tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi chưa biết cơ chế lây bệnh, phác đồ điều trị nào hiệu quả… mọi người trong khoa cũng có những tâm lý bất an, nhất là những nhân viên y tế mới vào khoa chưa lâu, chưa từng trải qua dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào. Do đó, ngoài tìm phương án điều trị tích cực cho người bệnh, các bác sỹ vừa hướng dẫn, động viên để các nhân viên y tế khác hiểu rõ và yên tâm làm việc, hỗ trợ bệnh nhân.
Đặc biệt, kể từ khi thông tin virus SARS-CoV-2 lây qua đường khí dung, điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm của nhân viên y tế cũng cao hơn thì sự hoang mang, lo lắng của nhân viên y tế cũng tăng cao. Có người bị gia đình phản đối không muốn tiếp tục công việc, có người thường xuyên vướng phải những lời đồn đại vô căn cứ.
“Trong bối cảnh nhiều bác sỹ của Trung Quốc bị lây bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, chúng tôi phải liên tục động viên, trấn an và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế. Và rất mừng là tại Việt Nam không có trường hợp nào bị lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đảm bảo an toàn cho cả y bác sỹ và người bệnh khác”, bác sỹ Phong nhìn nhận.
Từng kinh qua các dịch bệnh nguy hiểm như H1N1, H5N1 thế nên điều dưỡng Nguyễn Minh Tâm, người từng có kinh nghiệm hơn 16 năm làm việc tại Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy vô cùng bình tĩnh.
Suốt thời gian chăm sóc cho 2 bệnh nhân Trung Quốc, dù nhiều lần phải trực tiếp đút cơm, bón thuốc cho bệnh nhân Li Ding nhưng anh Tâm vẫn không nề hà, ái ngại. Anh chia sẻ: “Biết bệnh này dễ lây và nguy hiểm nên chúng tôi luôn tự dặn mình làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng hơn, làm đúng, làm đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ tốt nhất cho bản thân. Sau khi về nhà, chúng tôi phải tắm gội sạch sẽ và tự theo dõi sức khỏe của mình, hạn chế tiếp xúc với người khác nhằm ngăn ngừa dịch bệnh có thể lây lan”.
Tình người trong hoạn nạn
Với ông Tạ Kiến Hòa (73 tuổi, Việt kiều Mỹ), chuyến trở về quê hương thăm người chị gái nhân dịp Tết cổ truyền sau nhiều năm sống ở Mỹ đã trở thành “cơn ác mộng”. Chỉ sau 2 giờ ngắn ngủi quá cảnh ở sân bay Vũ Hán, ông đã vô tình nhiễm bệnh mà không hề hay biết.
Mười ngày sau khi về Việt Nam, ông bắt đầu có biểu hiện ho nhiều và được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tại đây, ông nhận tin “sét đánh”: nhiễm virus SARS-CoV-2. “Lúc đó tôi hoang mang, lo sợ lắm, ở Việt Nam tôi chỉ còn một người chị gái đã lớn tuổi, ngoài ra không có người thân thích. Hàng ngày khi đối mặt với 4 bức tường lạnh lẽo, có lúc tôi thật sự hoảng loạn, sợ mình không qua khỏi”, ông Tạ Kiến Hòa nhớ lại.
Thật may, trong những ngày khó khăn đó, các y bác sỹ Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh không những điều trị bệnh mà còn thường xuyên an ủi, động viên tinh thần để ông vững tin điều trị. Hơn 10 năm công tác tại Khoa Nhiễm D, có lẽ ông Hòa là bệnh nhân để lại ấn tượng đặc biệt nhất đối với điều dưỡng Lại Thị Hoài Thu.
Là người trực tiếp tiếp nhận, lấy mẫu phết họng để đưa đi xét nghiệm và được giao nhiệm vụ thường xuyên chăm sóc người bệnh này, chị chứng kiến những phút giây hoang mang, lo lắng, sợ hãi của người bệnh. Thương bệnh nhân lớn tuổi chỉ có một mình ở khu cách ly, mỗi khi xong việc, chị đều nán lại để trò chuyện cùng ông.
Không chỉ riêng chị Thu, tập thể y bác sỹ Khoa Nhiễm D đều thương và quý mến bệnh nhân này bởi họ thấu hiểu ông đang phải trải qua giai đoạn khó khăn, không người thân thích trong hoàn cảnh bệnh tật nguy hiểm. Thỉnh thoảng ông lại nhờ các điều dưỡng mua giùm đồ ăn thức uống yêu thích, khi thì nải chuối, lúc lại miếng bánh…
“Chúng tôi hay nói chuyện với chú nên dù mặc đồ bảo hộ kín mít nhưng chú vẫn có thể nhớ rõ tên từng người. Mỗi lần vô phòng, cất tiếng chào là chú đã nhận ra và hỏi, “Thu hả con, hôm nay con trực hả?”, thấy thương lắm luôn”, chị Thu chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D cho biết, song song điều trị bằng thuốc, vấn đề trấn an tinh thần, động viên tâm lý là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong điều trị ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 này.
Các y bác sỹ thường xuyên thay nhau hỏi han, chia sẻ, kể chuyện vui để bệnh nhân quên đi bệnh tật, yên tâm điều trị. Dù ở trong phòng cách ly nhưng khi có nhu cầu liên lạc, bệnh nhân có thể gọi nhân viên y tế thông qua bộ đàm.
“Chúng tôi lắp đặt hệ thống camera quan sát và điện thoại liên lạc trong phòng bệnh để bất cứ lúc nào bệnh nhân cũng có thể giao tiếp, trò chuyện với nhân viên y tế. Có như thế bệnh nhân mới không có cảm giác mình đang bị cách ly khỏi cuộc sống”, bác sỹ Phong cho biết.
Cảnh tượng cũng tương tự với hai bệnh nhân người Trung Quốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sỹ Nguyễn Ngọc Sang cho hay, thời gian đầu do phát bệnh ở một đất nước xa lạ, bệnh nhân Li Ding thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi bị cách ly và không chịu hợp tác với nhân viên y tế. Nhờ sự trấn an nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại giải thích, dần dần người bệnh nhận ra sự cần thiết của các giải pháp hỗ trợ y tế, dần tin tưởng vào đội ngũ y bác sỹ, hợp tác tốt hơn.
“Càng về sau sự giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân càng tốt hơn , thậm chí tôi và bệnh nhân Li Zichao xem nhau như những người bạn, có thể thoải mái trao đổi với nhau về tình trạng sức khỏe của 2 cha con mỗi ngày. Quan trọng nhất là mình đối đãi với người bệnh bằng tấm lòng thì chắc chắn họ sẽ cảm nhận được”, bác sỹ Sang chia sẻ.
Thấu hiểu những vất vả khó khăn và nỗi lòng của những người sẵn sàng lao vào điểm nóng chống lại dịch bệnh mới thấy nỗi nguy hiểm mang tên COVID-19 và với tư cách là người trong cuộc, bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy đã sáng tác nên những câu thơ đi vào lòng người:
Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo
Ai đã thử rồi… đã biết khổ cùng nhau
Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó
Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an
Người người còn lầm than… sao lo riêng thân mình được nữa
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
Bằng “trái tim rực lửa” những chiến binh áo trắng của Việt Nam đã tạo nên dấu ấn trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2. Với họ, bất kể bệnh nhân là ai, đến từ đất nước nào thì sinh mệnh cũng vô cùng quý giá. Đúng như lời bệnh nhân Tạ Kiến Hòa đã xúc động thốt lên trong ngày được xuất viện: “Các bác sỹ đã đưa tôi trở về từ cửa tử, hồi sinh tôi lần thứ hai”, họ xứng đáng với danh xưng cao quý - thầy thuốc như mẹ hiền./. (hết)
Vượt qua nỗi sợ hãi
“Thú thực ban đầu chúng mình cũng lo lắng lắm. Thời điểm khi xác định hai người nhiễm bệnh thì vẫn chưa có một thông tin chính xác nào về đường lây truyền, sự nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nên chúng mình rất hoang mang. Ngoài bảo hộ rất kỹ trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân, chúng mình về nhà không dám gần gũi với người thân, có những người mẹ không dám ôm hôn con mình, có những người con không dám nắm tay bố mẹ già, có những người chồng không dám lại gần vợ đang mang bầu bởi lỡ như khiến người thân của mình lây bệnh thì chúng mình sẽ trở thành tội đồ”, bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Vận chuyển bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đến Khoa Nhiễm để cách ly, điều trị. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đặc biệt, kể từ khi thông tin virus SARS-CoV-2 lây qua đường khí dung, điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm của nhân viên y tế cũng cao hơn thì sự hoang mang, lo lắng của nhân viên y tế cũng tăng cao. Có người bị gia đình phản đối không muốn tiếp tục công việc, có người thường xuyên vướng phải những lời đồn đại vô căn cứ.
“Trong bối cảnh nhiều bác sỹ của Trung Quốc bị lây bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, chúng tôi phải liên tục động viên, trấn an và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế. Và rất mừng là tại Việt Nam không có trường hợp nào bị lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đảm bảo an toàn cho cả y bác sỹ và người bệnh khác”, bác sỹ Phong nhìn nhận.
Từng kinh qua các dịch bệnh nguy hiểm như H1N1, H5N1 thế nên điều dưỡng Nguyễn Minh Tâm, người từng có kinh nghiệm hơn 16 năm làm việc tại Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy vô cùng bình tĩnh.
Suốt thời gian chăm sóc cho 2 bệnh nhân Trung Quốc, dù nhiều lần phải trực tiếp đút cơm, bón thuốc cho bệnh nhân Li Ding nhưng anh Tâm vẫn không nề hà, ái ngại. Anh chia sẻ: “Biết bệnh này dễ lây và nguy hiểm nên chúng tôi luôn tự dặn mình làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng hơn, làm đúng, làm đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ tốt nhất cho bản thân. Sau khi về nhà, chúng tôi phải tắm gội sạch sẽ và tự theo dõi sức khỏe của mình, hạn chế tiếp xúc với người khác nhằm ngăn ngừa dịch bệnh có thể lây lan”.
Tình người trong hoạn nạn
Với ông Tạ Kiến Hòa (73 tuổi, Việt kiều Mỹ), chuyến trở về quê hương thăm người chị gái nhân dịp Tết cổ truyền sau nhiều năm sống ở Mỹ đã trở thành “cơn ác mộng”. Chỉ sau 2 giờ ngắn ngủi quá cảnh ở sân bay Vũ Hán, ông đã vô tình nhiễm bệnh mà không hề hay biết.
Mười ngày sau khi về Việt Nam, ông bắt đầu có biểu hiện ho nhiều và được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tại đây, ông nhận tin “sét đánh”: nhiễm virus SARS-CoV-2. “Lúc đó tôi hoang mang, lo sợ lắm, ở Việt Nam tôi chỉ còn một người chị gái đã lớn tuổi, ngoài ra không có người thân thích. Hàng ngày khi đối mặt với 4 bức tường lạnh lẽo, có lúc tôi thật sự hoảng loạn, sợ mình không qua khỏi”, ông Tạ Kiến Hòa nhớ lại.
Thật may, trong những ngày khó khăn đó, các y bác sỹ Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh không những điều trị bệnh mà còn thường xuyên an ủi, động viên tinh thần để ông vững tin điều trị. Hơn 10 năm công tác tại Khoa Nhiễm D, có lẽ ông Hòa là bệnh nhân để lại ấn tượng đặc biệt nhất đối với điều dưỡng Lại Thị Hoài Thu.
Là người trực tiếp tiếp nhận, lấy mẫu phết họng để đưa đi xét nghiệm và được giao nhiệm vụ thường xuyên chăm sóc người bệnh này, chị chứng kiến những phút giây hoang mang, lo lắng, sợ hãi của người bệnh. Thương bệnh nhân lớn tuổi chỉ có một mình ở khu cách ly, mỗi khi xong việc, chị đều nán lại để trò chuyện cùng ông.
Không chỉ riêng chị Thu, tập thể y bác sỹ Khoa Nhiễm D đều thương và quý mến bệnh nhân này bởi họ thấu hiểu ông đang phải trải qua giai đoạn khó khăn, không người thân thích trong hoàn cảnh bệnh tật nguy hiểm. Thỉnh thoảng ông lại nhờ các điều dưỡng mua giùm đồ ăn thức uống yêu thích, khi thì nải chuối, lúc lại miếng bánh…
“Chúng tôi hay nói chuyện với chú nên dù mặc đồ bảo hộ kín mít nhưng chú vẫn có thể nhớ rõ tên từng người. Mỗi lần vô phòng, cất tiếng chào là chú đã nhận ra và hỏi, “Thu hả con, hôm nay con trực hả?”, thấy thương lắm luôn”, chị Thu chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D cho biết, song song điều trị bằng thuốc, vấn đề trấn an tinh thần, động viên tâm lý là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong điều trị ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 này.
Các y bác sỹ thường xuyên thay nhau hỏi han, chia sẻ, kể chuyện vui để bệnh nhân quên đi bệnh tật, yên tâm điều trị. Dù ở trong phòng cách ly nhưng khi có nhu cầu liên lạc, bệnh nhân có thể gọi nhân viên y tế thông qua bộ đàm.
“Chúng tôi lắp đặt hệ thống camera quan sát và điện thoại liên lạc trong phòng bệnh để bất cứ lúc nào bệnh nhân cũng có thể giao tiếp, trò chuyện với nhân viên y tế. Có như thế bệnh nhân mới không có cảm giác mình đang bị cách ly khỏi cuộc sống”, bác sỹ Phong cho biết.
Cảnh tượng cũng tương tự với hai bệnh nhân người Trung Quốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sỹ Nguyễn Ngọc Sang cho hay, thời gian đầu do phát bệnh ở một đất nước xa lạ, bệnh nhân Li Ding thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi bị cách ly và không chịu hợp tác với nhân viên y tế. Nhờ sự trấn an nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại giải thích, dần dần người bệnh nhận ra sự cần thiết của các giải pháp hỗ trợ y tế, dần tin tưởng vào đội ngũ y bác sỹ, hợp tác tốt hơn.
“Càng về sau sự giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân càng tốt hơn , thậm chí tôi và bệnh nhân Li Zichao xem nhau như những người bạn, có thể thoải mái trao đổi với nhau về tình trạng sức khỏe của 2 cha con mỗi ngày. Quan trọng nhất là mình đối đãi với người bệnh bằng tấm lòng thì chắc chắn họ sẽ cảm nhận được”, bác sỹ Sang chia sẻ.
Thấu hiểu những vất vả khó khăn và nỗi lòng của những người sẵn sàng lao vào điểm nóng chống lại dịch bệnh mới thấy nỗi nguy hiểm mang tên COVID-19 và với tư cách là người trong cuộc, bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy đã sáng tác nên những câu thơ đi vào lòng người:
Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo
Ai đã thử rồi… đã biết khổ cùng nhau
Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó
Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an
Người người còn lầm than… sao lo riêng thân mình được nữa
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
Bằng “trái tim rực lửa” những chiến binh áo trắng của Việt Nam đã tạo nên dấu ấn trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2. Với họ, bất kể bệnh nhân là ai, đến từ đất nước nào thì sinh mệnh cũng vô cùng quý giá. Đúng như lời bệnh nhân Tạ Kiến Hòa đã xúc động thốt lên trong ngày được xuất viện: “Các bác sỹ đã đưa tôi trở về từ cửa tử, hồi sinh tôi lần thứ hai”, họ xứng đáng với danh xưng cao quý - thầy thuốc như mẹ hiền./. (hết)
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN