Những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và ngư dân trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, triển khai hiệu quả. Dù ở nơi trùng khơi, cách trở về mặt địa lý, nhưng những thầy thuốc ở đây đã nỗ lực hết mình để đảm bảo sức khỏe cho người dân, kể cả trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Quỳnh Anh, Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.
“Tầm soát sớm – Chìa khóa vàng phòng ngừa ung thư tiêu hóa” là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo Cập nhật những tiến bộ về nội soi chẩn đoán và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa, do Bệnh viện Quốc tế Phương Châu tổ chức ngày 30/6 tại Cần Thơ. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa tại Việt Nam cùng hơn 200 bác sĩ các chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Nội – Ngoại tiêu hóa, Chẩn đoán hình ảnh nội soi tiêu hóa…
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc với trên 66% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày, Hà Nhì… Nhờ chú trọng xây dựng hệ thống y tế cơ sở, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, ngành y tế tỉnh Lào Cai đã từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân…
Từ cuối tháng 4 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận tiếp nhận 11 trường hợp bị các loại rắn độc cắn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời gian gần đây một số địa phương có mưa, nước ngập hang khiến rắn bò ra ngoài cộng với thời điểm mùa hè là khoảng thời gian rắn sinh sôi, phát triển mạnh.
Chiều 11/1, Bộ Y tế đã thông tin về ý kiến của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đối với tác dụng phụ và các khuyến cáo quan trọng đối với việc sử dụng thuốc Molnupiravir.
Chiều 1/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp gỡ, làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành Y tế, các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành Y tế.
Sáng 31/5, Đoàn công tác gồm 6 bác sĩ, nhân viên y tế tỉnh Yên Bái đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Đây là lần thứ ba tỉnh Yên Bái cử đoàn công tác hỗ trợ các địa phương có dịch.
Bác sĩ Danh Ngọc Châu, 39 tuổi, người dân tộc Khmer, sinh ra và lớn lên ở phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống. Từ nhỏ, anh đã yêu thích màu áo blouse trắng của các bác sĩ và ước mơ trở thành thầy thuốc chữa bệnh cho dân nghèo, nhất là đồng bào mình khi nhiều người cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký phê duyệt kế hoạch thu hút bác sỹ và bác sỹ sau đại học về công tác tại các cơ sở y tế công lập tại địa phương năm 2020.
Ngày 30/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về việc sản xuất thiết bị bảo hộ, nghiên cứu sản xuất máy thở; xác định nguồn lây, bảo đảm hoạt động của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Với sự nguy hiểm và tốc độ lây lan chóng mặt của dịch COVID-19, ở nhiều nơi, người bệnh nhiễm bệnh COVID-19 hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh bị cộng đồng kỳ thị, xa lánh. Thậm chí ở tâm dịch Vũ Hán, nhiều người dân không thể tiếp cận các dịch vụ y tế và tử vong. Thế nhưng, bên trong những khu cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, tình người vẫn ấm áp lạ thường.
“Các bác sỹ Việt Nam đã đưa tôi từ cõi chết trở về, cho tôi cuộc sống lần thứ hai”, “Tôi rất may mắn vì phát bệnh ở Việt Nam”, đây là những cảm xúc chân thật được các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 chia sẻ sau khi được các bác sỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh điều trị khỏi bệnh. 21 ngày giành giật sự sống cho người bệnh để họ có thể khỏe mạnh trở về nhà là nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của những "chiến binh áo trắng” nơi đây.
Tỉnh Đắk Nông đang tập trung thực hiện một số chính sách đãi ngộ để tăng cường nhân lực cho ngành y tế, trong bối cảnh đội ngũ bác sĩ trực tiếp khám, chữa bệnh thiếu hụt trầm trọng. Đáng chú ý hơn, việc thực thi chính sách này đang phát sinh một số vướng mắc cần sớm tháo gỡ, giải quyết.
Một bé gái dân tộc thiểu số Ca Dong, ngụ tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật khối u hốc mũi, tránh nguy cơ bị mù mắt và tổn thương não. Thông tin được bác sĩ Ngô Văn Công, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vào chiều 6/6.
Triển khai mô hình 5S: Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng là nhiệm vụ trọng tâm được các bệnh viện vùng cao Sơn La đặt ra trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tuyến cơ sở.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực của Nhà nước, công tác y tế ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tại các xã vùng sâu, vùng biên giới tỉnh Lai Châu, giao thông đi lại cách trở, hoạt động y tế vẫn còn khó khăn.
Chiều 18/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế bàn giao 14 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa 3, lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trong tổng số 300 bác sĩ đã, đang được đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội về công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong khuôn khổ dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”.
Ngày 27/9, tại kỳ họp thứ 9 (kỳ họp bất thường), các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016-2021 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ bác sĩ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020.
Ngày 29/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định phê duyệt đề án thu hút y bác sỹ về công tác tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Đắk Nông trong năm 2018.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện các giải pháp tích cực trong việc đào tạo, thu hút ngày càng nhiều bác sĩ về công tác tại địa phương, nhất là về các trạm y tế thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có gần 7,6 bác sĩ/1 vạn dân, phục vụ tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Riêng tỉnh Kon Tum đã có 10 bác sĩ/1 vạn dân…
Ngày 28/6, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức lễ bàn giao bác sỹ trẻ tình nguyện khóa đầu tiên về công tác tại vùng khó khăn thuộc Dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo trên cả nước)”. Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tham dự lễ bàn giao.
Trong số các thực phẩm giúp chúng ta tránh gặp được bác sĩ thì nhiều người chỉ biết đến táo, nhưng ngoài táo còn một loại thực phẩm thường hay bị lãng quên nhất, đó là hành tây.
Tài năng, đức độ, gần dân, thương yêu và lo cho dân đúng nghĩa là công bộc của dân như lời Bác Hồ từng dạy - đó là những ấn tượng của người dân Hà Nội về bác sĩ Trần Duy Hưng - vị Chủ tịch đầu tiên và cũng là người đảm nhận cương vị này lâu nhất trong lịch sử của Thủ đô.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vừa thực hiện thành công ca can thiệp mạch máu giúp loại bỏ túi giả phình và tắc mạch máu gan chọn lọc, chấm dứt những cơn đau suốt hơn một tháng qua và loại bỏ nguy cơ đột tử do vỡ túi phình cho bệnh nhân có dị dạng cấu trúc mạch máu.
Bác sỹ Trịnh Tú Tâm làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội là một trong 10 bác sỹ được nhận giải thưởng "Đặng Thùy Trâm" năm 2016. Bác sỹ Tâm được ghi nhận bởi thành tích cống hiến, nỗ lực hết mình vì bệnh nhân. Ngoài ra, với vai trò là Bí thư Đoàn thanh niên của bệnh viện, bác sỹ đã cùng với các đồng nghiệp tổ chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo tại các tỉnh miền núi khó khăn.
Trong gần 6 thập kỷ đấu tranh và phát triển vừa qua, một trong những thành quả to lớn nhất của Cách mạng Cuba chính là xây dựng một mạng lưới y tế công cộng hoàn chỉnh, chất lượng cao phục vụ miễn phí toàn dân. Một trong những yếu tố làm nên thành công đã được thừa nhận rộng rãi trên trường quốc tế chính là mô hình bác sĩ gia đình.