Tối 21/2, tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Chiều 4/6, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Hiệp hội nho - táo Ninh Thuận phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ ký kết các chương trình hợp tác với một số đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đặc thù nho, táo Ninh Thuận.
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng cũng chính điều kiện thời tiết này lại tạo điều kiện thuận lợi cho cây nho phát triển. Dựa trên thế mạnh của vùng đất đối với cây nho, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy lợi thế, sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho, xây dựng thương hiệu nho Ninh Thuận để tăng cạnh tranh với các thị trường.
Thời điểm này, nhiều hộ trồng nho ở Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt bán nho tươi cho thương lái và khách du lịch. Nho bán được giá cao giúp bà con nông dân rất phấn khởi, có thêm nguồn thu nhập để trang trải cho dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới.
Để giải bài toán tăng hiệu quả kinh tế từ cây nho, giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi, nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất ở Ninh Thuận đang đẩy mạnh trồng, liên kết thu mua sản phẩm nho tươi với các hộ dân. Từ đó, sản xuất các dòng sản phẩm mới chế biến từ nho như: mứt nho, rượu nho, vang nho, mật nho, si rô nho, nho sấy, ô mai nho, bột nho hòa tan nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của khách hàng.
Để sản phẩm nho của có đầu ra ổn định, thương hiệu được vươn xa, tỉnh Ninh Thuận hiện đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị kinh tế cho loại cây vốn được mệnh danh là “nữ hoàng” trên vùng đất đầy nắng và gió.
Nho là loại cây trồng đặc thù và sản phẩm nho cũng đã được tỉnh Ninh Thuận xác định là 1 trong 12 sản phẩm đặc thù của tỉnh. Với đặc trưng của sản phẩm vùng đất nắng, nho Ninh Thuận đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Cùng với việc Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019 sắp diễn ra (từ ngày 26/4 - 2/5/2019), các làng nho ở Ninh Thuận đang khẩn trương chuẩn bị nho và các sản phẩm từ nho phục vụ lễ hội, phục vụ du khách, đưa thương hiệu nho Ninh Thuận tiếp tục vươn xa.
Nho là cây trồng đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, nhưng những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nho. Nhiều giống nho cũ đã và đang bị thoái hóa khiến năng suất, chất lượng suy giảm. Trong khi đó, giá chi phí đầu vào sản xuất liên tục tăng cao, sản phẩm đầu ra lại phụ thuộc nhiều vào các thương lái nên hiệu quả kinh tế mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Những ngày qua, người trồng nho ở Ninh Thuận đang “khóc dở, mếu dở” vì cây nho do chính họ đầu tư gần cả chục triệu đồng/sào đang đứng trước nguy cơ phá bỏ.
Trước đây, ở Ninh Thuận, nông dân thường trồng nho đỏ (giống nho địa phương), năng suất và sản lượng thấp. Cuối năm 2000, ông Nguyễn Văn Mọi (thường gọi là Ba Mọi) ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước cùng nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang trồng giống nho xanh NH01-48 cho thu nhập cao gấp 3 lần nho đỏ.