Thông qua việc thành lập các câu lạc bộ, trong đó có Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường ở xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan đã góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của huyện miền núi và làm đa dạng thêm nền văn hóa nơi đây.
Xã Kỳ Phú hiện có 1.531 hộ với 5.697 nhân khẩu, trong đó 82% là người dân tộc Mường. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Năm 2016, xã Kỳ Phú đã thành lập Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường với mục đích lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho thế hệ sau những nét đẹp văn hóa của người Mường ở Kỳ Phú. Sau gần một năm đi vào hoạt động, đến nay câu lạc bộ đã có 45 thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau đều là người dân tộc Mường.
Đây cũng là những người rất tâm huyết với việc bảo tồn văn hóa dân tộc Mường. Các thành viên trong câu lạc bộ rất đa dạng về độ tuổi, trẻ nhất là các em 18 tuổi hiện đang là học sinh trung học phổ thông và lớn tuổi nhất là các cụ ngoài 80 tuổi. Đặc biệt có các gia đình gồm 5 người ở ba thế hệ đều là thành viên câu lạc bộ. Hoạt động chủ yếu của câu lạc bộ là sưu tầm, dàn dựng, tập luyện và khôi phục lại các làn điệu dân ca, các trò chơi truyền thống, phong tục cổ truyền của người dân tộc Mường.
Em Bùi Thị Diện, học sinh lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Bình cho biết, là thế hệ trẻ, em luôn ý thức được việc phải giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, sau khi câu lạc bộ được thành lập em và nhiều bạn khác đều rất hào hứng tham gia. “Trở thành một thành viên trong câu lạc bộ, em không chỉ được tìm hiểu, được biết nhiều hơn về lịch sử, nền văn hóa của dân tộc Mường mà em còn được học nhiều làn điệu dân ca, những bài hát bằng chính tiếng nói của dân tộc mình, các trò chơi truyền thống, qua đó khiến em thêm yêu và tự hào về dân tộc mình”, em Diện chia sẻ.
Nhiều làn điệu dân ca, bài hát Mường, các phong tục tập quán được các thành viên luyện tập để phục vụ trong các đợt biểu diễn chào mừng các sự kiện lớn của huyện, tỉnh. Ngoài ra, những nét văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian như đánh cồng chiêng, chơi đu, đánh mảng, kéo co... cũng được các thành viên câu lạc bộ tập luyện và biểu diễn vào những dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa của làng, xã.
Ngoài phục vụ các dịp lễ, Tết, câu lạc bộ còn thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện, tỉnh như Thanh Hóa, Hòa Bình... Thông qua các hoạt động này nhằm quảng bá hình ảnh về những nét đẹp văn hóa dân tộc Mường ở Nho Quan. Chị Bùi Thị Chia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường cho biết: “Tự nguyện tham gia câu lạc bộ, các thành viên đều rất nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sưu tầm, luyện tập các bài hát, điệu múa để lưu truyền. Nhiều tiết mục đã được các nghệ nhân trong câu lạc bộ nghiên cứu, sáng tạo phù hợp và biến tấu sao cho gần gũi với nét sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc. Các tiết mục luôn luôn được đổi mới sao cho ấn tượng, phong phú, hấp dẫn trên cơ sở vẫn duy trì được nét đẹp văn hóa, chất liệu truyền thống của dân tộc”.
Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt thôn, bản, câu lạc bộ cũng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giúp bà con dân tộc Mường hiểu rõ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường luôn được xã Kỳ Phú quan tâm và triển khai có hiệu quả. Hàng năm, trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng do xã tổ chức luôn ưu tiên, khuyến khích đồng bào dân tộc Mường đưa các loại hình dân ca, các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc mình vào chương trình hội diễn như hát giao duyên, hòa tấu nhạc cụ cồng chiêng, chơi mảng, kéo co...
Đồng thời, tổ chức cho câu lạc bộ tham gia hội diễn các cấp, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy được các giá trị nghệ thuật truyền thống. Ông Vũ Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú khẳng định: “Sự ra đời của Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường không chỉ thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng tại địa phương, mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa Mường. Điều này góp phần quan trọng vào việc lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường đến thế hệ mai sau”.
Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường ở Nho Quan đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Việc thành lập Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường không chỉ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào dân tộc Mường mà còn xây dựng nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Ninh Bình nói chung.
Ngoài ra, câu lạc bộ cũng góp phần truyền dạy những nét đẹp văn hóa Mường cho thế hệ trẻ người dân tộc học tập, bảo tồn và gìn giữ.
Xã Kỳ Phú hiện có 1.531 hộ với 5.697 nhân khẩu, trong đó 82% là người dân tộc Mường. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Huyện Nho Quan luôn chú trọng đến công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN |
Năm 2016, xã Kỳ Phú đã thành lập Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường với mục đích lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho thế hệ sau những nét đẹp văn hóa của người Mường ở Kỳ Phú. Sau gần một năm đi vào hoạt động, đến nay câu lạc bộ đã có 45 thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau đều là người dân tộc Mường.
Đây cũng là những người rất tâm huyết với việc bảo tồn văn hóa dân tộc Mường. Các thành viên trong câu lạc bộ rất đa dạng về độ tuổi, trẻ nhất là các em 18 tuổi hiện đang là học sinh trung học phổ thông và lớn tuổi nhất là các cụ ngoài 80 tuổi. Đặc biệt có các gia đình gồm 5 người ở ba thế hệ đều là thành viên câu lạc bộ. Hoạt động chủ yếu của câu lạc bộ là sưu tầm, dàn dựng, tập luyện và khôi phục lại các làn điệu dân ca, các trò chơi truyền thống, phong tục cổ truyền của người dân tộc Mường.
Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường ở Nho Quan đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN |
Em Bùi Thị Diện, học sinh lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Bình cho biết, là thế hệ trẻ, em luôn ý thức được việc phải giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, sau khi câu lạc bộ được thành lập em và nhiều bạn khác đều rất hào hứng tham gia. “Trở thành một thành viên trong câu lạc bộ, em không chỉ được tìm hiểu, được biết nhiều hơn về lịch sử, nền văn hóa của dân tộc Mường mà em còn được học nhiều làn điệu dân ca, những bài hát bằng chính tiếng nói của dân tộc mình, các trò chơi truyền thống, qua đó khiến em thêm yêu và tự hào về dân tộc mình”, em Diện chia sẻ.
Nhiều làn điệu dân ca, bài hát Mường, các phong tục tập quán được các thành viên luyện tập để phục vụ trong các đợt biểu diễn chào mừng các sự kiện lớn của huyện, tỉnh. Ngoài ra, những nét văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian như đánh cồng chiêng, chơi đu, đánh mảng, kéo co... cũng được các thành viên câu lạc bộ tập luyện và biểu diễn vào những dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa của làng, xã.
Ngoài phục vụ các dịp lễ, Tết, câu lạc bộ còn thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện, tỉnh như Thanh Hóa, Hòa Bình... Thông qua các hoạt động này nhằm quảng bá hình ảnh về những nét đẹp văn hóa dân tộc Mường ở Nho Quan. Chị Bùi Thị Chia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường cho biết: “Tự nguyện tham gia câu lạc bộ, các thành viên đều rất nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sưu tầm, luyện tập các bài hát, điệu múa để lưu truyền. Nhiều tiết mục đã được các nghệ nhân trong câu lạc bộ nghiên cứu, sáng tạo phù hợp và biến tấu sao cho gần gũi với nét sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc. Các tiết mục luôn luôn được đổi mới sao cho ấn tượng, phong phú, hấp dẫn trên cơ sở vẫn duy trì được nét đẹp văn hóa, chất liệu truyền thống của dân tộc”.
Thành viên Câu lạc bộ xã Cúc Phương, huyện Nho Quan tập luyện các trò chơi truyền thống của người Mường. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN |
Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt thôn, bản, câu lạc bộ cũng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giúp bà con dân tộc Mường hiểu rõ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường luôn được xã Kỳ Phú quan tâm và triển khai có hiệu quả. Hàng năm, trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng do xã tổ chức luôn ưu tiên, khuyến khích đồng bào dân tộc Mường đưa các loại hình dân ca, các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc mình vào chương trình hội diễn như hát giao duyên, hòa tấu nhạc cụ cồng chiêng, chơi mảng, kéo co...
Đồng thời, tổ chức cho câu lạc bộ tham gia hội diễn các cấp, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy được các giá trị nghệ thuật truyền thống. Ông Vũ Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú khẳng định: “Sự ra đời của Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường không chỉ thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng tại địa phương, mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa Mường. Điều này góp phần quan trọng vào việc lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường đến thế hệ mai sau”.
Thành viên Câu lạc bộ thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện, tỉnh. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN |
Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường ở Nho Quan đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Việc thành lập Câu lạc bộ Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Mường không chỉ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào dân tộc Mường mà còn xây dựng nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Ninh Bình nói chung.
Ngoài ra, câu lạc bộ cũng góp phần truyền dạy những nét đẹp văn hóa Mường cho thế hệ trẻ người dân tộc học tập, bảo tồn và gìn giữ.
Thùy Dung (TTXVN)