Nhiều cơ hội lớn cho ngành da giầy Việt Nam

Nhiều cơ hội lớn cho ngành da giầy Việt Nam
"Để tận dụng được lợi thế từ các Hiệp định này, ngành da giầy cần tăng tốc chuẩn bị nguyên phụ liệu trong nước để được hưởng thuế suất vào thị trường Mỹ và EU và một số thị trường ", Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh. 

Dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu tại nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu tại nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Theo ông Nguyễn Đức Thuấn , Chủ tịch Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam, năm 2015 ngành da giầy, túi xách Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới, với các FTA cũng như TPP nhưng cũng đặt ra sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, với sự lạc quan về một nền kinh tế khởi sắc, cũng như hoạt động giao thương phát triển, năm 2016 các doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài cần chuẩn bị chu đáo, riêng doanh nghiệp Việt Nam cần đưa khoa học công nghệ vào để tăng năng suất.
 
Quý I năm 2015, Công ty TNHH giầy Liên Phát, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) sản xuất và xuất khẩu được hơn 420.000 đôi giầy nữ thời trang sang thị trường EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản
Quý I năm 2015, Công ty TNHH giầy Liên Phát, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) sản xuất và xuất khẩu được hơn 420.000 đôi giầy nữ thời trang sang thị trường EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản

Năm 2015, xuất khẩu toàn ngành da giày đạt gần 15 tỷ USD, tăng gần 16% so với năm 2014; trong đó, giầy dép đạt 12 tỷ USD, tăng trên 16%, túi xách ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng gần 14% so năm trước. Trong năm 2016, với đà phát triển như trên cùng những cơ hội từ các FTA, đặc biệt với việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vừa thành lập, giá trị xuất khẩu của ngành sẽ tăng từ 15-20% so với năm 2015. 

Các doanh nghiệp da giầy trong nước đều có sự đổi mới về sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường
Các doanh nghiệp da giầy trong nước đều có sự đổi mới về sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường

Ông Thuấn phân tích, trong năm 2015, các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng tốt, tiêu biểu như thị trường Hoa Kỳ tăng hơn 20%, thị trường EU tăng hơn 10%, đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng vượt bậc với gần 50% so với năm 2014. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp da giầy trong nước đều có sự đổi mới về sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Nhật Bản… đã đến Việt Nam xây dựng nhà máy để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ cũng như những ưu đãi mà FTA mang lại. 

Dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu tại nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu tại nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Nói về hướng phát triển của doanh nghiêp, đại diện Công ty da giầy Phong Châu cho biết, năm 2015, Công ty đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước tại châu Phi, ASEAN… Vì thế, giá trị xuất khẩu giầy dép trong năm 2015 của doanh nghiệp tăng từ 5-7% so với năm 2014. Trong năm 2016, công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trên, song song đó tìm kiếm thêm đối tác, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất./. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm