Từ đó đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 70 năm lịch sử với 13 khóa, tính dân chủ trong các kỳ họp Quốc hội vẫn không ngừng được đổi mới, mở rộng, phát huy quyền làm chủ của người dân.
Nền tảng để bầu cử dân chủ
Sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa bế mạc, ngày 16/8/1945 cũng tại Tân Trào đã diễn ra Đại hội quốc dân. Đây là Đại hội có tầm vóc lịch sử, mang ý nghĩa tiền thân một Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu, đại diện cho ba miền: Bắc, Trung, Nam và kiều bào ở nước ngoài, đại diện cho các đảng phái, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo.
Đại hội có đề cử, bầu cử, biểu quyết và kết thúc bằng nghị quyết. Đó là nghị quyết về Tổng khởi nghĩa toàn quốc và thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau đó, có ban hành Quân lệnh số 1 và lời hiệu triệu tức Lời kêu gọi toàn quốc khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch nước, thay mặt cho Chính phủ lâm thời. Tất cả việc làm này vào thời kỳ ấy được coi là hợp pháp của một chính quyền cách mạng nhân dân.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành những sắc lệnh đầu tiên về Tổng tuyển cử để làm cơ sở pháp lý mang tính nền tảng cho bầu cử thực sự tự do, thực sự dân chủ.
Đặc biệt, khi thấy có những nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thời gian để nộp đơn và vận động tranh cử. Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76 của Chính phủ lâm thời quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946 và quy định hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến ngày 27/12/1945 để những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử đủ thời gian nộp đơn ứng cử và vận động tranh cử.
Nguyên tắc bầu cử tự do còn thể hiện trong các quy định về tự do vận động tranh cử. Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định về vận động tuyển cử, trong đó xác định: Mọi cá nhân và tổ chức được tự do vận động tuyển cử.
“Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của kiếp tôi đòi đã trở thành chủ nhân của một nước tự do độc lập, và khẳng định với thế giới rằng: Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập, có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới, chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân”, ông Vũ Mão cho biết.
Dân chủ ngày càng được đề cao
Bên cạnh nền móng dân chủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nên, trong suốt chiều dài phát triển, Quốc hội đã nhiều lần có những quyết sách thể hiện quyền lực tối cao, đại diện cho người dân, đưa ra nhiều quyết định được nhân dân ủng hộ. Trong đó, dấu ấn thứ hai thể hiện tính dân chủ được thể hiện trong kỳ họp giữa năm 1988 của Quốc hội khóa VIII.
Ông Vũ Mão cho biết, trước đây chúng ta chỉ giới thiệu một người, để Quốc hội bầu, nhưng vào năm 1988, sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) Phạm Hùng mất, đất nước cần một người lãnh đạo thay thế. Lúc này, Đảng giới thiệu đồng chí Đỗ Mười, nhưng khi ra Quốc hội khóa VIII, nhiều đại biểu lại muốn giới thiệu thêm đồng chí Võ Văn Kiệt. Việc chấp nhận hai ứng cử viên cũng là lần đầu tiên, như một dấu son mới về dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là việc làm chưa có tiền lệ của Quốc hội và tới bây giờ cũng chưa có việc làm tương tự.
Dấu ấn thứ ba thể hiện tính dân chủ là vào năm 1989, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để tăng cường vai trò của HĐND các cấp. “Trước đây, ông chủ tịch UBND thực chất cũng là Chủ tịch HĐND, tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, lần này đã có thường trực HĐND bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thư ký. Vì vậy, dân chủ đã không chỉ còn ở tầm vĩ mô, mà đã xuống tới cơ sở”, ông Vũ Mão cho biết thêm.
Dấu mốc thứ tư của dân chủ trên nghị trường là việc người dân được xem truyền hình, phát thanh trực tiếp những nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội giữa năm 1994. Quyết định này của Quốc hội đã tạo ra một bầu không khí sôi động, tính dân chủ cao trên toàn đất nước. Theo ông Vũ Mão, việc làm này giúp Quốc hội, đại biểu Quốc hội ngày càng gần dân, hiểu dân hơn. Qua đó, đã đưa ra những quyết sách đúng đắn trong quá trình lập pháp, cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Đặc biệt, trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đã diễn ra một phiên chất vấn lịch sử, các đại biểu Quốc hội được chất vấn cả hoạt động của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát…
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, các đại biểu Quốc hội đã đi tới cùng của việc chất vấn, thẳng thắn nêu ra vấn đề trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Tòa án, Việt Kiểm sát, để các thành viên này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Còn theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội, chất vấn và trả lời chất vấn lần này khác hẳn các lần trước, bao quát tất cả các vấn đề được cử tri quan tâm. Các câu hỏi không được chuẩn bị trước cũng là một cách để đánh giá trình độ, năng lực, bản lĩnh của các vị bộ trưởng, trưởng ngành. Từ đó cho thấy tính dân chủ được nâng lên rõ rệt.
Trưng cầu ý dân
Ông Vũ Mão cho rằng, muốn thực hiện dân chủ, tư tưởng xuyên suốt là phải công khai minh bạch các vấn đề lớn, đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn có một số việc chưa được minh bạch, công khai. Ví dụ, từ khóa VII trở về trước, các phiên họp của Quốc hội chỉ mang tính nội bộ, người dân không được biết, báo chí cũng không được tiếp cận sâu, ít được phỏng vấn. Sau đó, từ khóa VIII, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, báo chí được tiếp cận, phát thanh truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn. Còn hiện nay, các vấn đề lớn của đất nước vẫn chưa được trưng cầu ý dân, để nhân dân quyết định vận mệnh của đất nước.
Theo ông Vũ Mão, phải coi nguyện vọng của nhân dân chính là lẽ sống còn của đất nước, của Nhà nước, Quốc hội. Từ trước tới nay, chúng ta chưa thực hiện được việc trưng cầu ý dân, đó là một điều đáng suy nghĩ. Tới đây, chúng ta sẽ có Luật Trưng cầu ý dân, luật này cũng đang trong quá trình thảo luận, cho ý kiến. Vấn đề là luật sẽ cởi mở tới mức độ nào để người dân thực sự là người làm chủ của đất nước. Những vấn đề lớn, vận mệnh của đất nước phải do người dân quyết định, không phải là việc của một số người lãnh đạo. Đó mới là dân chủ đích thực.
Đánh giá về tính dân chủ trong việc chất vấn và trả lời chất vấn các trong kỳ họp Quốc hội, ông Vũ Mão cho rằng, qua xem chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri sẽ được biết, đánh giá phần trả lời của ai được, của ai chưa được để hoan nghênh hoặc phê phán. Trước đây, chúng ta rất sợ lộ bí mật Quốc gia, sợ mất uy tín cá nhân, nhưng việc các đồng chí này đã được bầu, giữ những trọng trách của đất nước thì phải đủ trình độ, uy tín, đạo đức để thực hiện công việc. Nếu không làm được việc này thì coi như không đạt yêu cầu. Vừa qua, có những bộ trưởng trả lời không sâu, thậm chí chưa đạt yêu cầu, người dân có thể đánh giá được ngay. Đây là những việc làm cần thiết, thể hiện tính dân chủ ngày càng được coi trọng trong Quốc hội.
Nền tảng để bầu cử dân chủ
Sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa bế mạc, ngày 16/8/1945 cũng tại Tân Trào đã diễn ra Đại hội quốc dân. Đây là Đại hội có tầm vóc lịch sử, mang ý nghĩa tiền thân một Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu, đại diện cho ba miền: Bắc, Trung, Nam và kiều bào ở nước ngoài, đại diện cho các đảng phái, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo.
|
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành những sắc lệnh đầu tiên về Tổng tuyển cử để làm cơ sở pháp lý mang tính nền tảng cho bầu cử thực sự tự do, thực sự dân chủ.
Đặc biệt, khi thấy có những nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thời gian để nộp đơn và vận động tranh cử. Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76 của Chính phủ lâm thời quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946 và quy định hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến ngày 27/12/1945 để những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử đủ thời gian nộp đơn ứng cử và vận động tranh cử.
Nguyên tắc bầu cử tự do còn thể hiện trong các quy định về tự do vận động tranh cử. Sắc lệnh số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quy định về vận động tuyển cử, trong đó xác định: Mọi cá nhân và tổ chức được tự do vận động tuyển cử.
“Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của kiếp tôi đòi đã trở thành chủ nhân của một nước tự do độc lập, và khẳng định với thế giới rằng: Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập, có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới, chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân”, ông Vũ Mão cho biết.
Dân chủ ngày càng được đề cao
Bên cạnh nền móng dân chủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nên, trong suốt chiều dài phát triển, Quốc hội đã nhiều lần có những quyết sách thể hiện quyền lực tối cao, đại diện cho người dân, đưa ra nhiều quyết định được nhân dân ủng hộ. Trong đó, dấu ấn thứ hai thể hiện tính dân chủ được thể hiện trong kỳ họp giữa năm 1988 của Quốc hội khóa VIII.
Ông Vũ Mão cho biết, trước đây chúng ta chỉ giới thiệu một người, để Quốc hội bầu, nhưng vào năm 1988, sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) Phạm Hùng mất, đất nước cần một người lãnh đạo thay thế. Lúc này, Đảng giới thiệu đồng chí Đỗ Mười, nhưng khi ra Quốc hội khóa VIII, nhiều đại biểu lại muốn giới thiệu thêm đồng chí Võ Văn Kiệt. Việc chấp nhận hai ứng cử viên cũng là lần đầu tiên, như một dấu son mới về dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là việc làm chưa có tiền lệ của Quốc hội và tới bây giờ cũng chưa có việc làm tương tự.
Dấu ấn thứ ba thể hiện tính dân chủ là vào năm 1989, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để tăng cường vai trò của HĐND các cấp. “Trước đây, ông chủ tịch UBND thực chất cũng là Chủ tịch HĐND, tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, lần này đã có thường trực HĐND bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thư ký. Vì vậy, dân chủ đã không chỉ còn ở tầm vĩ mô, mà đã xuống tới cơ sở”, ông Vũ Mão cho biết thêm.
Dấu mốc thứ tư của dân chủ trên nghị trường là việc người dân được xem truyền hình, phát thanh trực tiếp những nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội giữa năm 1994. Quyết định này của Quốc hội đã tạo ra một bầu không khí sôi động, tính dân chủ cao trên toàn đất nước. Theo ông Vũ Mão, việc làm này giúp Quốc hội, đại biểu Quốc hội ngày càng gần dân, hiểu dân hơn. Qua đó, đã đưa ra những quyết sách đúng đắn trong quá trình lập pháp, cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Đặc biệt, trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đã diễn ra một phiên chất vấn lịch sử, các đại biểu Quốc hội được chất vấn cả hoạt động của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát…
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, các đại biểu Quốc hội đã đi tới cùng của việc chất vấn, thẳng thắn nêu ra vấn đề trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Tòa án, Việt Kiểm sát, để các thành viên này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Còn theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội, chất vấn và trả lời chất vấn lần này khác hẳn các lần trước, bao quát tất cả các vấn đề được cử tri quan tâm. Các câu hỏi không được chuẩn bị trước cũng là một cách để đánh giá trình độ, năng lực, bản lĩnh của các vị bộ trưởng, trưởng ngành. Từ đó cho thấy tính dân chủ được nâng lên rõ rệt.
Trưng cầu ý dân
Ông Vũ Mão cho rằng, muốn thực hiện dân chủ, tư tưởng xuyên suốt là phải công khai minh bạch các vấn đề lớn, đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn có một số việc chưa được minh bạch, công khai. Ví dụ, từ khóa VII trở về trước, các phiên họp của Quốc hội chỉ mang tính nội bộ, người dân không được biết, báo chí cũng không được tiếp cận sâu, ít được phỏng vấn. Sau đó, từ khóa VIII, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, báo chí được tiếp cận, phát thanh truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn. Còn hiện nay, các vấn đề lớn của đất nước vẫn chưa được trưng cầu ý dân, để nhân dân quyết định vận mệnh của đất nước.
Theo ông Vũ Mão, phải coi nguyện vọng của nhân dân chính là lẽ sống còn của đất nước, của Nhà nước, Quốc hội. Từ trước tới nay, chúng ta chưa thực hiện được việc trưng cầu ý dân, đó là một điều đáng suy nghĩ. Tới đây, chúng ta sẽ có Luật Trưng cầu ý dân, luật này cũng đang trong quá trình thảo luận, cho ý kiến. Vấn đề là luật sẽ cởi mở tới mức độ nào để người dân thực sự là người làm chủ của đất nước. Những vấn đề lớn, vận mệnh của đất nước phải do người dân quyết định, không phải là việc của một số người lãnh đạo. Đó mới là dân chủ đích thực.
Đánh giá về tính dân chủ trong việc chất vấn và trả lời chất vấn các trong kỳ họp Quốc hội, ông Vũ Mão cho rằng, qua xem chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri sẽ được biết, đánh giá phần trả lời của ai được, của ai chưa được để hoan nghênh hoặc phê phán. Trước đây, chúng ta rất sợ lộ bí mật Quốc gia, sợ mất uy tín cá nhân, nhưng việc các đồng chí này đã được bầu, giữ những trọng trách của đất nước thì phải đủ trình độ, uy tín, đạo đức để thực hiện công việc. Nếu không làm được việc này thì coi như không đạt yêu cầu. Vừa qua, có những bộ trưởng trả lời không sâu, thậm chí chưa đạt yêu cầu, người dân có thể đánh giá được ngay. Đây là những việc làm cần thiết, thể hiện tính dân chủ ngày càng được coi trọng trong Quốc hội.
Báo Tin Tức