Sinh năm 1930, tên khai sinh là Lê Văn Ngọ, bút danh Y Na, nhạc sĩ Hoàng Vân từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Khi tham gia cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, thay vì hội họa, năng khiếu âm nhạc của ông được phát lộ. Dạo đó, khi đại quân ta bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ oanh liệt, bên cạnh các tác phẩm của Đỗ Nhuận như “Hành quân xa,” “Trên đồi Him Lam,” những người lính đã tiếp nhận thêm điệu hò đặc biệt, đó là “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân.
Ca từ của điệu hò có một không hai đó vang khắp chiến trường khích lệ các chiến sĩ bộ đội vượt qua “mưa bom bão đạn”, vượt qua những gian khổ, hy sinh để có được những chiến thắng oanh liệt. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, bài hát được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân. Hoàng Vân cũng được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên. Tiếp đó, ông được Tổng cục Chính trị cử đi học Đại học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, rồi trở thành Nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban sáng tác thanh nhạc…
Sinh thời nhạc sĩ Hoàng Vân lao động không biết mệt mỏi, ông được bạn bè ví như một “chiến mã lực lưỡng” trong nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Tất Toại, tác giả ca khúc "Buổi sáng trên đồng nội” đã từng trầm trồ về năng lực làm việc của Hoàng Vân rằng, cuốn sổ tay của nhạc sĩ lúc nào cũng có những nét nhạc chủ đề cho một ca khúc, những nét nhạc dành cho những bản phối khí các tác phẩm của những nhạc sĩ khác và những nét nhạc chủ đề dành cho những tác phẩm nhạc không lời.
Bất kể những năm tháng rực lửa chiến tranh hay thời điểm đất nước thanh bình, Hoàng Vân đều có những ca khúc đi vào lòng người, như “Quảng Bình quê ta ơi,” “Nổi trống lên rừng núi ơi,” “Trên đường tiếp vận,” “Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng,” “Chào mùa Xuân đại thắng-Chào anh giải phóng quân”… Đến những ca khúc thiếu nhi thật trong trẻo như “Mùa hoa phượng đỏ,” “Con chim vành khuyên…”
Ngay trong ngày đạn bom ác liệt, âm nhạc Hoàng Vân vẫn vượt lên hòa nhập thế giới bằng những tư duy rất “rock” trong “Bài ca trên đường xa”, hay rất hùng tráng trong “Người chiến sĩ ấy”. Rồi một Hoàng Vân hành trình không nghỉ qua những sáng tạo trong thanh bình như “Bài ca xây dựng," “Tình ca Tây Nguyên,”… tràn đầy hơi thở nhạc nhẹ như “Tuổi trẻ đi xa”…
Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Hòa Bình", "Tin chiến thắng", "Chiến thắng Tây Bắc",...Song tác phẩm làm nên tên tuổi của ông từ những 50 của thế kỷ trước lại là "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương.
Ngoài công việc sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Ông cũng đã xuất bản các sách nhạc: Hai chị em; 6 ca khúc Hoàng Vân; Ca khúc Hoàng Vân; Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân kèm theo băng cassette audio. Đặc biệt, nhạc sĩ cũng có nhiều xuất bản phẩm ở nước ngoài như: Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hoà Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô).
Khi về già, tuy bị căn bệnh tim quái ác nhưng nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn duy trì khả năng làm việc đáng nể. 86 tuổi, ông hoàn thành Tổ hợp giao hưởng về thần thái và tâm linh, trong đó có bản giao hưởng 7 chương ghi lại những xúc cảm mà con người trải qua trong cuộc đời. Đồng thời, ông bắt tay vào sáng tác một hợp xướng khác về nguồn gốc loài người gồm 5 chương. Thời gian ấy ông vẫn viết thư pháp và dịch các bản sách của Shakespeare sang tiếng Pháp mà theo ông để “cho trẻ em học được dễ dàng hơn.”
Cách đây ít lâu, người viết có dịp đến thăm người thầy của nhiều nhạc sĩ đã thành danh như Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang… những ngày ông còn nằm trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô điều trị viêm phổi. Nằm trên giường bệnh, nửa tỉnh, nửa mê, người nhạc sĩ bình dị ấy vẫn kể những câu chuyện về một thời khói lửa. Xen lẫn những hồi ức không đầu, không cuối đó, tôi có thể cảm nhận được một niềm tự hào của ông về một gia đình thành đạt với người vợ thảo hiền, tiến sĩ y khoa hơn 80 tuổi nhưng vẫn hăng hái làm việc thiện; 2 người con đều là những người thành công ở lĩnh vực âm nhạc trong và ngoài nước; người cháu ngoại tuổi còn trẻ nhưng đã viết được 3 cuốn tiểu thuyết tiếng Pháp và hiện giảng dạy văn học Pháp tại thủ đô Paris.
Nhạc sĩ Hoàng Vân đã nhiều đóng góp quý báu cho nền nghệ thuật âm nhạc nước nhà với tấm lòng, tâm huyết và tài năng của một nhạc sĩ cách mạng. Ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 cùng nhiều giải thưởng âm nhạc cao quý khác.
Nhạc sỹ Hoàng Vân. Ảnh: dantri.com.vn |
Ca từ của điệu hò có một không hai đó vang khắp chiến trường khích lệ các chiến sĩ bộ đội vượt qua “mưa bom bão đạn”, vượt qua những gian khổ, hy sinh để có được những chiến thắng oanh liệt. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, bài hát được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân. Hoàng Vân cũng được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên. Tiếp đó, ông được Tổng cục Chính trị cử đi học Đại học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, rồi trở thành Nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban sáng tác thanh nhạc…
Sinh thời nhạc sĩ Hoàng Vân lao động không biết mệt mỏi, ông được bạn bè ví như một “chiến mã lực lưỡng” trong nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Tất Toại, tác giả ca khúc "Buổi sáng trên đồng nội” đã từng trầm trồ về năng lực làm việc của Hoàng Vân rằng, cuốn sổ tay của nhạc sĩ lúc nào cũng có những nét nhạc chủ đề cho một ca khúc, những nét nhạc dành cho những bản phối khí các tác phẩm của những nhạc sĩ khác và những nét nhạc chủ đề dành cho những tác phẩm nhạc không lời.
Bất kể những năm tháng rực lửa chiến tranh hay thời điểm đất nước thanh bình, Hoàng Vân đều có những ca khúc đi vào lòng người, như “Quảng Bình quê ta ơi,” “Nổi trống lên rừng núi ơi,” “Trên đường tiếp vận,” “Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng,” “Chào mùa Xuân đại thắng-Chào anh giải phóng quân”… Đến những ca khúc thiếu nhi thật trong trẻo như “Mùa hoa phượng đỏ,” “Con chim vành khuyên…”
Ngay trong ngày đạn bom ác liệt, âm nhạc Hoàng Vân vẫn vượt lên hòa nhập thế giới bằng những tư duy rất “rock” trong “Bài ca trên đường xa”, hay rất hùng tráng trong “Người chiến sĩ ấy”. Rồi một Hoàng Vân hành trình không nghỉ qua những sáng tạo trong thanh bình như “Bài ca xây dựng," “Tình ca Tây Nguyên,”… tràn đầy hơi thở nhạc nhẹ như “Tuổi trẻ đi xa”…
Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Hòa Bình", "Tin chiến thắng", "Chiến thắng Tây Bắc",...Song tác phẩm làm nên tên tuổi của ông từ những 50 của thế kỷ trước lại là "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương.
Ngoài công việc sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Ông cũng đã xuất bản các sách nhạc: Hai chị em; 6 ca khúc Hoàng Vân; Ca khúc Hoàng Vân; Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân kèm theo băng cassette audio. Đặc biệt, nhạc sĩ cũng có nhiều xuất bản phẩm ở nước ngoài như: Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hoà Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô).
Nhạc sỹ Hoàng Vân vừa qua đời ở tuổi 88. Ảnh: dantri.com.vn |
Khi về già, tuy bị căn bệnh tim quái ác nhưng nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn duy trì khả năng làm việc đáng nể. 86 tuổi, ông hoàn thành Tổ hợp giao hưởng về thần thái và tâm linh, trong đó có bản giao hưởng 7 chương ghi lại những xúc cảm mà con người trải qua trong cuộc đời. Đồng thời, ông bắt tay vào sáng tác một hợp xướng khác về nguồn gốc loài người gồm 5 chương. Thời gian ấy ông vẫn viết thư pháp và dịch các bản sách của Shakespeare sang tiếng Pháp mà theo ông để “cho trẻ em học được dễ dàng hơn.”
Cách đây ít lâu, người viết có dịp đến thăm người thầy của nhiều nhạc sĩ đã thành danh như Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang… những ngày ông còn nằm trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô điều trị viêm phổi. Nằm trên giường bệnh, nửa tỉnh, nửa mê, người nhạc sĩ bình dị ấy vẫn kể những câu chuyện về một thời khói lửa. Xen lẫn những hồi ức không đầu, không cuối đó, tôi có thể cảm nhận được một niềm tự hào của ông về một gia đình thành đạt với người vợ thảo hiền, tiến sĩ y khoa hơn 80 tuổi nhưng vẫn hăng hái làm việc thiện; 2 người con đều là những người thành công ở lĩnh vực âm nhạc trong và ngoài nước; người cháu ngoại tuổi còn trẻ nhưng đã viết được 3 cuốn tiểu thuyết tiếng Pháp và hiện giảng dạy văn học Pháp tại thủ đô Paris.
Nhạc sĩ Hoàng Vân đã nhiều đóng góp quý báu cho nền nghệ thuật âm nhạc nước nhà với tấm lòng, tâm huyết và tài năng của một nhạc sĩ cách mạng. Ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 cùng nhiều giải thưởng âm nhạc cao quý khác.
Mỹ Bình